tổng đài miễn cước: 1800 2035

Cách điều trị trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh hiệu quả nhất

26/05/2020

Rate this post

Trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh là một giai đoạn rất khó khăn về mặt cơ thể và tâm sinh lý đối với người phụ nữ. Tiền mãn kinh đánh dấu một tiến trình chuyển hóa và người phụ nữ sẽ chuyển sang thời kỳ hoàn toàn mới. Phụ nữ ở giai đoạn này có nguy cơ cao rơi vào trạng thái trầm cảm mà không hề hay biết. Phụ nữ đến tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường hay trầm cảm, lo lắng, đó chính là do sự suy giảm hormone Estrogen, mà cụ thể là Estradiol. Khi thấy có các triệu chứng của bệnh trầm cảm, phụ nữ nên tìm đến bác sĩ tâm lý để được chẩn đoán chính xác và điều trị thích hợp.

Trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là căn bệnh khá phổ biến hiện nay, đặc biệt ở phụ nữ tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh và người cao tuổi. Nguyên nhân của trầm cảm do những áp lực cuộc sống, sự rối loạn tiền đình và sự thay đổi về nội tiết, sinh lý ở cơ thể người phụ nữ sau khi mãn kinh. Nó ảnh hưởng đến việc ăn, ngủ cũng như suy nghĩ của bệnh nhân về bản thân và cách nhìn nhận mọi vật xung quanh.

Ngày càng nhiều chị em rơi vào trạng thái trầm cảm, stress và mắc hội chứng suy nhược thần kinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy, trầm cảm có liên quan mật thiết với tình trạng hormon của người phụ nữ, sự gián đoạn của các chu kỳ kinh nguyệt. Giai đoạn mãn kinh thường kết hợp với sự tăng tần suất và độ nghiêm trọng của trầm cảm.

Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh

Lukaszewiez (2006) nghiên cứu trên 62 phụ nữ quanh mãn kinh, tuổi trung bình là 43,5 tuổi nhận thấy trầm cảm xuất hiện với tỷ lệ 30,5%, loạn thần chiếm tỷ lệ là 22,5%. Nhiều nghiên cứu cho thấy có khoảng 4,6% dân số của Puerto Rico ít nhất đã từng có trầm cảm trong đời và tần suất này tăng dần theo tuổi.

Để kiểm chứng điều này, Suau (2005) nghiên cứu cắt ngang trên phụ nữ quanh tuổi mãn kinh (40 – 55 tuổi) tại phòng khám khám phụ khoa Medical Sciences Campus của đại học Puerto Rico thấy tỷ lệ trầm cảm là 39,1%. Hayden (2001) và cộng sự nghiên cứu cắt ngang trên 581 phụ nữ 45 – 54 tuổi ở Durham bằng cách phỏng vấn qua điện thoại thấy có 168 người chiếm tỷ lệ 28,9% đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán trầm cảm.

Bromberger và cộng sự nghiên cứu trên 3302 phụ nữ người Mỹ gốc Châu Phi, Trung Quốc, Nhật Bản và người da trắng từ 42 đến 52 tuổi thấy tỷ lệ trầm cảm là 23%. Tolea (2006) nghiên cứu 1350 phụ nữ ở miền Đông nam nước Mỹ với tuổi trung bình là 75 thì thấy tỷ lệ trầm cảm là 31%. Chedraui  (2006) nghiên cứu trên các phụ nữ đã mãn kinh tại Equador thấy một tỷ lệ rất cao (67,4%) phụ nữ cảm nhận mình bị trầm cảm.

Yahya (2002) thực hiện nghiên cứu cắt ngang 1337 phụ nữ mãn kinh tự nhiên ở Lahore thấy rằng: tuổi trung bình đi vào mãn kinh là 49 ± 3.6 tuổi, trung vị là 50 tuổi. 66.2% mãn kinh một cách đột ngột. Các rối loạn bao gồm: khó ngủ (65.4%); hay quên (57.7%); triệu chứng tiết niệu (56.2%), lo âu (50.8%)  và trầm cảm (38,5%).

Tại Việt Nam hiện tại có rất ít tác giả quan tâm đến khả năng trầm cảm ở phụ nữ quanh mãn kinh. BS CKII. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh có tiến hành khảo sát 144 phụ nữ quanh tuổi mãn kinh thấy trầm cảm xuất hiện đến 37.9%.

Tỷ lệ trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh

Nguyên nhân trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng phụ nữ tuổi mãn kinh gặp vấn đề trong việc cân bằng hormone trong cơ thể, đặc biệt là các hormone nội tiết tố. Lượng estrogen suy giảm nghiêm trọng trong giai đoạn tiền mãn kinh và mãn kinh được coi là yếu tố then chốt khiến phụ nữ phải đối mặt với nguy cơ bị bệnh trầm cảm cao. Ngoài ra một số nguyên nhân trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh khác bao gồm:

  • Bị chứng rối loạn vận mạch.
  • Đã từng sử dụng phương pháp điều trị hormon thay thế.
  • Có tiền sử mắc bệnh trầm cảm và sử dụng những thuốc chống suy nhược cơ thể.
  • Các bệnh thường gặp ở phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh, trong đó có rối loạn giấc ngủ cũng khiến phụ nữ bị mắc bệnh trầm cảm cao.
  • Một số yếu tố dễ gây ra bệnh tim mạch như: hút thuốc, chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, ít vận động, thừa cân béo phì, cao huyết áp, cholesterol trong máu cao, đái tháo đường,… có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh.
  • Gặp vấn đề về xương như loãng xương hoặc mới bị gãy xương.
  • Bị suy giảm chức năng buồng trứng sớm.
  • Áp lực cuộc sống xuất phát từ những vấn đề như không có nhà riêng, không có con, hoặc gặp phải sang chấn tâm lý liên quan đến người thân, hạnh phúc trong cuộc sống, công việc, sức khỏe và bệnh tật. Các triệu chứng của tiền mãn kinh như bốc hỏa, khó ngủ, thường xuyên hồi hộp, đau nhức xương, giảm trí nhớ,… là những nguyên nhân dễ dẫn đến trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh.

Biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh

Những biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ tuổi mãn kinh thường bắt đầu bằng việc họ có những thay đổi về tâm lý, hành vi và cảm xúc. Chị em thường cảm thấy buồn rầu, ủ rũ, bực bội, khó chịu, cảm giác mệt mỏi, thiểu lực, uể oải, khó tập trung và không thể nắm bắt được thông tin, giảm sút lòng tự tin. Họ mất quan tâm thích thú trong sinh hoạt hằng ngày, công việc hoặc giải trí. Có ý nghĩ chán nản, buông xuôi, ít chăm sóc bản thân hoặc gia đình, tự cho mình không xứng đáng hoặc tự nghĩ mình có lỗi. Đồng thời, phụ nữ tuổi mãn kinh thường bị rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, ít ngủ, thức dậy sớm hoặc ngủ nhiều).

Trong bữa ăn, họ thường ăn ít hoặc ăn không ngon miệng, đôi khi ăn quá nhiều. Khi trầm cảm nặng, thường có triệu chứng sút cân nhanh, giảm ham muốn tình dục, ít ngủ, thức giấc sớm, có kèm hoang tưởng và ảo giác. Các rối loạn thần kinh thực vật cũng là dấu hiệu của trầm cảm ở tuổi mãn kinh: toát mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực, tức ngực, rối loạn tiêu hóa, trướng bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi tiểu nhiều lần trong đêm, các triệu chứng về thần kinh, cơ…

Trầm cảm đặc biệt có liên quan đến phụ nữ có các triệu chứng rối loạn vận mạch. Qua khảo sát mối liên hệ giữa các bệnh lý tim mạch và triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh cho thấy, trầm cảm có liên quan mật thiết với các yếu tố nguy cơ gây bệnh tim mạch (hút thuốc lá, dinh dưỡng thấp, kém vận động, dư cân béo phì, tăng huyết áp, tăng cholesterol máu…). Điều đặc biệt nguy hiểm đối với bệnh nhân trầm cảm là họ thường có suy nghĩ tiêu cực đối với bản thân như chán sống, tự tử…

Biểu hiện trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh

Tác hại của trầm cảm thời kỳ tiền mãn kinh

Trầm cảm thường diễn ra âm thầm và bị nhầm lẫn với những triệu chứng khác, nếu không được chữa trị kịp thời có thể gây tổn thương về mọi mặt trong cuộc sống của bạn

Trầm cảm ảnh hướng tới các mối quan hệ xã hội của bạn

Trầm cảm khiến phụ nữ ngại giao tiếp với thế giới bên ngoài và tự thu hẹp không gian của chính mình. Vì vậy các mối quan hệ mất dần hoặc thường trở nên tồi tệ hơn.

Trầm cảm ảnh hưởng tới vấn đề về sức khỏe của bạn

Mặc dù trầm cảm tác động trực tiếp tới tâm trí của chúng ta nhưng nó có thể gây ảnh hưởng xa hơn tới các vấn đề liên quan tới sức khỏe. Nhiều người mắc chứng trầm cảm thường xuyên phải điều trị song song với các chứng bệnh khác về tiêu hóa hay tim mạch. Bạn có thể bị đau nửa đầu hoặc thường xuyên bị ngất do thể lực suy kiệt.

Trầm cảm làm thay đổi thói quen hằng ngày của bạn

Đúng vậy! Trầm cảm không chỉ khiến cảm xúc thay đổi theo chiều hướng tệ đi mà cả những thói quen hằng ngày của bạn cũng có thể biến mất nhanh chóng. Từ một con người năng động bỗng chốc có thể trở nên chây ỳ, chỉ thích ở nhà và chẳng muốn làm gì hết. Những điều bạn thường yêu thích làm mỗi lúc rảnh rỗi giờ đây cũng chẳng còn chút hứng thú nào. Tất cả là bởi vì bạn không thấy hạnh phúc và chỉ muốn cô lập bản thân trong thế giới của riêng mình

Trầm cảm kích hoạt những hành vi tiêu cực của bạn.

Đến một giai đoạn nào đó, trầm cảm sẽ diễn biến trầm trọng hơn. Người ta không chỉ còn những dấu hiệu như buồn bã hay mất ngủ mà là sự thay đổi hoàn toàn về nhận thức. Khi trong đầu luôn luôn vang vọng những tiếng nói buộc tội chính mình khiến cho họ như cảm thấy mình đang thừa thãi trên thế gian này. Hoặc sự buộc tội cho một ai đó ám ảnh họ nung nấu những ý định hành vi cực kỳ tiêu cực mà nguy hiểm nhất là ảnh hưởng tới tính mạng người khác và kết thúc bản thân bằng con đường tự tử.

Cách điều trị trầm cảm tiền mãn kinh bằng thảo dược Nano mầm đậu nành FlaGold

Hiện nay, một liệu pháp để đối phó với chứng trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh nói riêng và những bệnh nhân suy nhược thần kinh nói chung là sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả bền vững, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài. Trong đó, thực phẩm chức năng có thành phần chính từ hợp cao khô đan sâm được đánh giá là an toàn và thân thiện với cơ thể người bệnh. Tác dụng của cao khô đan sâm trong Nano mầm đậu nành FlaGold  này là giúp an thần kinh, giải trầm uất, tăng cường lưu thông máu, và được phối hợp cùng các dược liệu thiên nhiên khác giúp dưỡng tâm, hành khí, giải uất, phá ứ, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa suy nhược thần kinh cũng như các biểu hiện của trầm cảm tiền mãn kinh.

Nano mầm đậu nành FlaGold góp phần cải thiện triệu chứng đau đầu, hư phiền, khó ngủ, hồi hộp, giúp chị em có một tinh thần luôn lạc quan, vui vẻ, vượt qua giai đoạn “nhạy cảm” và khó khăn trong cuộc sống. Đặc biệt, đây là sản phẩm thảo dược nên rất an toàn cho người sử dụng, chị em có thể yên tâm sử dụng sản phẩm này, mà không hề phải lo ngại vì tác dụng phụ thường xuất hiện ở các loại thuốc an thần.

Nguồn dưỡng chất Isoflavon có trong Nano mầm đậu nành FlaGold cung cấp 100% từ thành phần gồm có chiết xuất mầm đậu nành, Nano Isoflavon và cao khô đan sâm. Cả 3 thành phần này đều chứa nhiều dưỡng chất và đóng vai trò quan trọng giúp bổ sung Estrogen thảo dược cho cơ thể an toàn.

– Chiết xuất mầm đậu nành (Isoflavon 0,3%): Isoflavon có trong mầm đậu nành là dưỡng chất quan trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp của nữ giới. Thành phần này đóng vai trò như estrogen thảo dược giúp bổ sung Isoflavon và cân bằng suy giảm nội tiết tố cho cơ thể hiệu quả.

– Nano Isoflavon (3,9%): Đây là thành phần duy nhất chỉ có trong sản phẩm Nano mầm đậu nành FlaGold. Để bào chế thành công thành phần này, hoạt chất Isoflavon được ứng dụng công nghệ Nano để chiết xuất và đưa về kích thước siêu nhỏ nanomet. Với kích thước chỉ từ 45 – 110 nanomet, Nano Isoflavon dễ dàng xâm nhập sâu đến tế bào đích, tăng khả năng hấp thụ của cơ thể lên đến 95% so với Isoflavon thông thường. Nhờ đó mà hiệu quả người dùng nhận được cũng cao hơn rất nhiều.

Cách điều trị trầm cảm tiền mãn kinh bằng thảo dược Nano mầm đậu nành FlaGold

Hy vọng với bài viết sẽ giúp cho chị em phụ nữ có thêm hiểu biết về giai đoạn tiền mãn kinh cũng như tìm được bí quyết phù hợp để vượt qua trầm cảm ở phụ nữ tiền mãn kinh một cách nhẹ nhàng hơn. Nếu còn bất cứ thắc mắc hay câu hỏi nào, hãy gửi câu hỏi hoặc liên hệ trực tiếp đến hotline 1800.2035 để được các chuyên gia tư vấn chi tiết nhất.

tin tức liên quan

Xem tất cả
Chat với chuyên gia