tổng đài miễn cước: 1800 2035

Đánh giá tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon trong đậu tương

23/11/2019

5/5 - (1 bình chọn)

Isoflavon là một trong những hoạt chất quan trọng có nhiều trong đậu tương đang trong giai đoạn nảy mầm. Hoạt chất này có cấu trúc tương tự như estrogen nội sinh nên mang đến nhiều công dụng trong việc cải thiện sức khỏe, sinh lý và sắc đẹp cho nữ giới. Tuy nhiên, những năm trở lại đây có nhiều thông tin cho rằng Isoflavon có tác dụng trong việc chống trầm cảm. Để chứng minh cho thông tin này, đề tài “Evaluation of the Potential Antidepressant Effects of Soybean Isoflavones” (Đánh giá tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon trong đậu tương) đã được thực hiện.

Tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon
Vai trò tiềm năng của Isoflavon trong việc chống bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm là gì? Mối quan hệ gây nên bệnh trầm cảm

Trước khi đi tìm hiểu về những chứng minh về tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon trong đậu tương thì chị em cần nắm được những thông tin cụ thể về bệnh trầm cảm. Vậy bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm là gì?

Bệnh trầm cảm là một chứng rối loạn tâm trạng thường gặp ở nhiều đối tượng khác nhau. Tình trạng này gây ra cảm giác buồn, mất hứng thú kéo dài cho người mắc. Chính vì vậy, nó gây ra nhiều ảnh hưởng đến cách mọi người cảm nhận, suy nghĩ, hành xử và dẫn đến những thay đổi tiêu cực về tinh thần và thể chất. 

Tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon
Bệnh trầm cảm tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của mọi người

Một số hậu quả mà người mắc có thể gặp phải bệnh lý trầm cảm như suy giảm khả năng tập trung tinh thần; tăng cao nguy cơ mắc bệnh tim, tiểu đường, ung thư, đau đầu và mất ngủ, giảm ham muốn tình dục, thu hẹp các mối quan hệ xã hội, tự làm hại bản thân,…

Các mối quan hệ liên quan đến bệnh trầm cảm

Để chứng minh về các mối liên hệ gây nên bệnh trầm cảm, trong nghiên cứu “Evaluation of the Potential Antidepressant Effects of Soybean Isoflavones” (Đánh giá tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon trong đậu tương) đã chỉ ra hai yếu tố là chế độ ăn kiêng và hormone. Vậy cụ thể hai yếu tố này có liên quan gì đến bệnh trầm cảm?

– Chế độ ăn kiêng và bệnh trầm cảm:

 + Nghiên cứu về mối liên hệ này ngày càng có nhiều ý kiến công nhận về mối liên hệ mật thiết giữa chế độ ăn uống với sức khỏe người dùng. Theo đó, các ý kiến cho rằng xây dựng chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp ngăn ngừa bệnh trầm cảm. Tuy nhiên, những ý kiến khuyến nghị này chưa thực sự cụ thể với bệnh trầm cảm vì thông tin đưa ra tương tự như việc khuyến nghị về một chế độ ăn uống lành mạnh.

Tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon
Mối quan hệ giữa chế độ ăn kiêng với tỷ lệ mắc bệnh trầm cảm

+ Một nghiên cứu quan sát đã được thực hiện trên 200.000 cá nhân và đưa ra kết luận:  Sự can thiệp của chế độ ăn uống để đạt được hiệu quả cần dựa trên một phương pháp duy nhất. Sử dụng một chế độ dinh dưỡng giảm lượng thịt đỏ, ít cholesterol sẽ tốt cho sức khỏe hơn.

– Hormone và bệnh trầm cảm:

+ Một số nghiên cứu chỉ ra, tỷ lệ trầm cảm ở nữ giới cao hơn so với nam giới cho thấy hormone sinh sản có liên quan khá nhiều đến nguyên nhân gây bệnh trầm cảm. Nhưng thay đổi về estradiol và progesterone được cho là giúp giảm tình trạng trầm cảm sau sinh và ảnh hưởng ít nhất 10% phụ nữ sau sinh. 

+ Theo Freeman và các cộng sự, tình trạng bốc hỏa và triệu chứng trầm cảm thường xảy ra sớm trong giai đoạn tiền mãn kinh. Các triệu chứng trầm cảm có thể xảy ra trước tình trạng bốc hỏa lên mặt và cho thấy sự phân biệt rõ rệt giữa các triệu chứng.

Tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon
Mối quan hệ giữa hormone với bệnh trầm cảm

+ Các nghiên cứu lâm sàng cho thấy việc hormone có hiệu quả trong việc giảm triệu chứng trầm cảm ở phụ nữ mãn kinh và sau mãn kinh. Vai trò của hormone estrogen mang đến những hiệu quả nhất định cho phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh. Đây cũng là cơ sở để phán đoán rằng, Isoflavon trong đậu nành có ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần nói chung và bệnh trầm cảm nói riêng.

Vai trò tiềm năng của Isoflavon giúp chống bệnh trầm cảm

Đậu nành là một trong số những thực phẩm chứa Isoflavon thường xuyên được sử dụng. Lượng Isoflavon trung bình hàng ngày ở những người lớn tuổi là 30 – 50mg. Trong khi đó, ở Hoa Kỳ và một số nước Châu Âu, lượng tiêu thụ Isoflavon/người là dươi 3mg/này. Hoạt chất Isoflavon có cấu trúc tương tự như estrogen trong cơ thể nữ giới, liên kết với các thụ thể estrogen (ER) và có tác dụng giống như estrogen trong một số điều kiện dữ liệu. Do đó nên Isoflavon được phân loại là Phytoestrogen.

Ngoài ra, Isoflavon cũng được phân loại là chất điều chế thụ thể estrogen chọn lọc (SERMs). SERMs, bao gồm hóa trị ung thư vú tamoxifen và raloxifene được chọn lọc cho loại mô. Tùy thuộc vào từng loại mô mà tác dụng chủ vận estrogen, tác dụng đối kháng có sự khác nhau, thậm chí không có tác dụng gì. Sự chọn lọc mô được cho là ít nhất một phần là do sự ràng buộc ưu tiên của Isoflavon đối với và kích hoạt ERβ so với ERα.

Tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon
Vai trò của Isoflavon trong đậu tương với tình trạng bệnh trầm cảm hiện nay

Hai ER này có sự phân bố mô khác nhau, thường thực hiện phân kỳ và đôi khi có chức năng đối lập trong cơ thể. Có nhiều nghiên cứu lâm sàng về tác dụng Isoflavon gần giống với estrogen ở một số mô. Nhưng lại không có tác dụng đối với những điểm nhạy cảm với estrogen khác. Isoflavon liên kết và kích hoạt thụ thể estrogen kết hợp Protein G1 (GPER).

Việc kích hoạt GPER có thể liên quan đến những thảo luận về bệnh trầm cảm. Bởi vì, một số bằng chứng cho thấy việc kích hoạt thụ thể estrogen có tác dụng chống trầm cảm khá hiệu quả.

Nghiên cứu dịch tễ học và nghiên cứu lâm sàng về tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon trong đậu tương

Trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ – Viện Y tế Quốc gia có đăng tải đề tài “Evaluation of the Potential Antidepressant Effects of Soybean Isoflavones” (Đánh giá tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon trong đậu tương). Đề tài này không những chỉ ra mối liên hệ giữa hoạt chất Isoflavon trong đậu nành với bệnh trầm cảm mà còn đưa ra nhiều chứng minh khác nhau về tác dụng này của Isoflavon.

Các nghiên cứu dịch tễ học về việc sử dụng đậu nành với bệnh trầm cảm

Một số nghiên cứu dịch tễ học đã phân tích về mối quan hệ giữa lượng đậu nành với bệnh trầm cảm. Đa phần những nghiên cứu này đều nhận thấy mối liên hệ giữa lượng Isoflavon trong đậu nành với bệnh trầm cảm. Các cuộc nghiên cứu được thực hiện trên dân số ở các nước Nhật Bản và Trung Quốc.

Tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon
Các nghiên cứu liên quan đến tác dụng tiềm năng của Isoflavon trong chống bệnh trầm cảm

Tuy nhiên, một nghiên cứu được thực hiện trên dân số Hoa Kỳ lại chỉ ra rằng không tìm thấy mối liên hệ giữa bài tiết Isoflavon trong nước tiểu với cá nhân ở 193 phụ nữ sau mãn kinh. Do lượng Isoflavon mà người Mỹ tiêu thụ cực thấp nên nghiên cứu này chưa cung cấp nhiều thông tin về tác dụng chống trầm cảm của Isoflavon trong đậu nành.

Các nghiên cứu dịch tễ học về đậu nành với bệnh trầm cảm:

– Một nghiên cứu được thực hiện tại Trung Quốc trên 11.473 người gồm cả nam giới và nữ giới (độ tuổi thấp nhất là 35 tuổi). Nghiên cứu trên những đối tượng này cho thấy tiêu thụ đậu hoặc các sản phẩm liên quan đến đậu nành hàng tuần có liên quan tiêu cực với các triệu chứng trầm cảm. Cụ thể, tỷ lệ chênh lệch (OR) cộng với khoảng tin cậy (CI) 95% giữa việc sử dụng đậu nành khoảng 2 – 3 lần/tuần với việc sử dụng ≥4 lần/tuần không giúp nguy cơ mắc bệnh trầm cảm có sự thay đổi.

Tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon
Các nghiên cứu được thực hiện nhằm chứng minh vai trò của Isoflavon tốt cho bệnh trầm cảm

– Một nghiên cứu khác được thực hiện với 1717 người ở độ tuổi ≥65 ở vùng Đông Bắc, TRung Quốc đã tìm thấy mối liên hệ nghịch giữa đậu nành với nguy cơ trầm cảm. Những người thường xuyên tiêu thụ đậu nành và các sản phẩm liên quan đến đậu nành có khả năng giảm đáng kể nguy cơ mắc phải trầm cảm so với những người hiếm khi sử dụng.

– Hai nghiên cứu khác về chế độ ăn kiêng và bệnh trầm cảm được thực hiện tại Hồng Kông và Đài Loan. Nghiên cứu tại Đài Loan không tìm thấy mối quan hệ giữa lượng đậu tương và nguy cơ trầm cảm sau 4 năm nghiên cứu theo dõi 1609 đối tượng. Tuy nhiên, nghiên cứu tại Hồng Kông trên 3999 người đã chỉ ra rằng: sử dụng các phân tích hồi quy logistic, lượng Isoflavon có liên quan nghịch với bệnh trầm cảm.

Tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon
Mặc dù chưa có kết luận chính xác về tác dụng này nhưng nghiên cứu đã chỉ ra nhiều ảnh hưởng khá tốt

Tất cả các nghiên cứu dịch tễ học cho thấy mối liên hệ nghịch giữa chế độ ăn uống giàu Isoflavon với bệnh trầm cảm. Các nghiên cứu về Isoflavon trong đậu nành với sức khỏe và tinh thần được phân tích như một mô hình về chế độ ăn uống. Chính vì vậy, trong nhiều nghiên cứu ở Châu Á, tập trung vào Isoflavon trong đậu nành với bệnh trầm cảm đã được báo cáo.

Nghiên cứu lâm sàng về tác dụng chống trầm cảm tiền năng của Isoflavon trong đậu nành

20 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng được thực hiện ở 14 quốc gia khác nhau về tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon ở phụ nữ. Liều lượng Isoflavon sử dụng trong khoảng 12,5 – 120mg/ngày với thời gian từ 6 tuần đến 2 năm. 16 thử nghiệm được thực hiện song song, 3 thử nghiệm chéo và 1 thử nghiệm nhãn mở. Chỉ có 1 trong số 20 thử nghiệm liên quan đến bệnh nhân trầm cảm lâm sàng. 

2 thử nghiệm điều trị được thực hiện trong thời gian dài là 2 năm. Trong thử nghiệm, nghiên cứu các hiệu ứng tâm trạng, phụ nữ Ý được sử dụng genistein 54mg/ngày cho thấy các triệu chứng trầm cảm giảm đi. Ở phụ nữ Hoa Kỳ được cung cấp từ 80 – 120mg/ tổng Isoflavon, không có sự khác biệt giữa các nhóm điều trị và nhóm giả dược.

Tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon
Các nghiên cứu lâm sàng về mối quan hệ giữa Isoflavon và bệnh trầm cảm

Nhìn chung, hơn một nửa các nghiên cứu về Isoflavon đã tìm thấy một số mức độ ảnh hưởng có lợi cho tâm trạng. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu tố cần nghiên cứu và chứng minh cụ thể về vai trò của Isoflavon với bệnh trầm cảm.

Bài viết trên đây của Nano mầm đậu nành FlaGold đã chia sẻ đến bạn đọc về vẫn đề Isoflavon với bệnh trầm cảm. Mặc dù, trong nghiên cứu đã chỉ ra một số yếu tố có lợi của Isoflavon cho bệnh trầm cảm. Nhưng vẫn còn nhiều điểm cần nghiên cứu và chứng minh chi tiết hơn. Hy vọng trong tương lai, tác dụng chống trầm cảm tiềm năng của Isoflavon trong đậu tương sẽ được nghiên cứu và ứng dụng thành công trong việc cải thiện bệnh trầm cảm.

Nguồn: https://www.ncbi.nlm.nih.gov/

 

tin tức liên quan

Xem tất cả
Chat với chuyên gia