Sau tuổi 30, sức khỏe phụ nữ bước vào giai đoạn lão hóa nghiêm trọng về cả bên trong lẫn bên ngoài. Mất cân bằng nội tiết tố là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Vậy nội tiết tố nữ là gì? Mất cân bằng nội tiết tố nữ biểu hiện như thế nào sau tuổi 30? Hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
1. Nội tiết tố nữ là gì?
Nội tiết tố nữ hay còn gọi là estrogen, là hormone sinh dục nữ được tiết ra chủ yếu do buồng trứng, ngoài ra còn có ở nhau thai và tuyến thượng thận. Nội tiết tố nữ đóng vai trò rất quan trọng cực kỳ quan trọng đối với ngoại hình, sinh lý và sức khỏe của người phụ nữ như:
Estrogen là hormone quan trọng nhất quyết định sự nữ tính của người phụ nữ
*Đối với sinh lý:
– Hình thành cơ quan sinh dục nữ: buồng trứng, tử cung, âm đạo và bộ phận sinh dục ngoài.
– Quyết định sự nữ tính trong cơ thể.
– Giúp phát triển niêm mạc tử cung và tạo thành kinh nguyệt, duy trì chu kỳ kinh nguyệt đều đặn, thụ thai dễ dàng hơn.
– Nội tiết tố nữ làm tăng tiết dịch âm đạo, duy trì ham muốn tình dục.
*Đối với ngoại hình:
– Ngực nở, eo thon gọn, giảm sự tích mỡ ở bụng, đùi, giúp tạo đường cong cho cơ thể.
– Estrogen có tác dụng giữ nước trong cơ thể và cả lớp mỡ dưới da, đây là yếu tố giúp da dẻ của người phụ nữ luôn mịn màng, hồng hào và không sạm, nám.
– Estrogen cũng góp phần giúp tóc mượt, đàn hồi tốt hơn, hạn chế nguy cơ gãy rụng.
Nội tiết tố nữ góp phần làm chậm quá trình lão hóa, giúp da mịn màng, hồng hào
*Đối với sức khỏe:
– Ngăn ngừa lão hóa, tránh tình trạng mãn kinh sớm.
– Giữ tinh thần luôn thoải mái, bớt cáu gắt, điều phối cảm xúc và giấc ngủ hiệu quả.
– Bảo vệ tim mạch, ngăn xơ vữa động mạch, xơ vữa mạch vành, điều hòa huyết áp.
– Estrogen cũng có tác dụng chống loãng xương, tiêu xương hoặc mất xương.
2. Những dấu hiệu cho thấy nội tiết tố nữ suy giảm sau tuổi 30
*Suy giảm nội tiết tố nữ
Suy giảm nội tiết tố nữ hay còn được gọi là nội tiết tố nữ kém là tình trạng suy giảm nồng độ estrogen ở phụ nữ. Thông thường, nồng độ Estrogen của phụ nữ dao động từ 50 pg/ml đến 400 pg/ml. Nếu nồng độ này dưới ngưỡng 100 pg/ml nghĩa là bạn đang bị thiếu hụt Estrogen.
Phụ nữ sau tuổi 30 và phụ nữ sau sinh rất dễ gặp phải tình trạng suy giảm nội tiết tố. Các dấu hiệu phổ biến của estrogen thấp bao gồm:
– Cảm giác đau khi quan hệ tình dục do thiếu chất bôi trơn âm đạo.
– Sự gia tăng các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) do niệu đạo mỏng.
– Kinh nguyệt không đều hoặc không xuất hiện kinh nguyệt.
– Thường xuyên đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, đổ mồ hôi đêm…
– Tâm trạng lâng lâng, phiền muộn khó tập trung mệt mỏi,…
– Xuất hiện các vấn đề về da lão hóa: mụn, nếp nhăn, nám da, ngứa da,…
– Gây vô sinh ở phụ nữ.
Suy giảm nội tiết tố nữ là nguyên nhân khiến kinh nguyệt thất thường
*Dư thừa nội tiết tố nữ
Có 2 thời điểm mà nồng độ estrogen tăng tự nhiên, đó là trong giai đoạn dậy thì và mang thai. Đối với phụ nữ tuổi 30, việc thừa estrogen là do những yếu tố bên ngoài tác động như môi trường hoặc chế độ ăn uống của chúng ta.
Bên cạnh việc sử dụng những thực phẩm độc hại thì việc uống rượu, hút thuốc, mắc bệnh béo phì, bệnh tim, huyết áp cao, stress,… cũng là lý do khiến estrogen tăng cao đột biến. Những biểu hiện thường thấy ở những người thừa estrogen là:
– Tăng cân.
– Các triệu chứng tiền kinh nguyệt.
– Sưng đau ở ngực hoặc nghiêm trọng hơn là u xơ vú.
– Rụng tóc.
– Khó ngủ.
*Rối loạn nội tiết tố nữ
Rối loạn nội tiết tố là gì? Đó là khi hormone estrogen trong cơ thể người phụ nữ quá thấp hoặc quá cao. Cụ thể, estrogen thấp hơn 100mp/ml, hoặc cao hơn 400mp/ml đều được gọi là rối loạn nội tiết tố. Những người mắc phải rối loạn nội tiết tố nữ thường có biểu hiện như sau:
Rối loạn nội tiết tố nữ gây mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ
• Thường xuyên mất ngủ.
– Xuất hiện nhiều mụn và mụn kéo dài.
– “Sương mù” trí não là biểu hiện rối loạn nội tiết tố nữ.
– Gặp các vấn đề về tiêu hóa.
– Xuất hiện những cơn đau đầu, liên tục cảm thấy mệt mỏi, tâm trạng thay đổi, trầm cảm.
– Thèm ăn và tăng cân không kiểm soát.
– Giảm hoặc không còn ham muốn tính dục.
– Khô âm đạo.
– Rối loạn nội tiết tố nữ ở vòng 1.
3. Làm cách nào để cải thiện nội tiết tố nữ sau tuổi 30?
*Kiểm soát trạng thái tâm lý
Khi có các dấu hiệu như stress, căng thẳng, buồn bực… là một trong những dấu hiệu cơ bản của rối loạn nội tiết tố nữ, bạn cần kiểm soát bằng cách giữ cho mình trạng thái tâm lý thoải mái, tinh thần thư giãn, luôn lạc quan, vui vẻ, tránh xa các suy nghĩ tiêu cực.
Giữ tinh thần thoải mái, vận động thường xuyên giúp ổn định nội tiết tố nữ hiệu quả
*Thường xuyên vận động, tập thể dục, thể thao
Việc tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày là biện pháp giúp bạn điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ hiệu quả.
Bạn nên lựa chọn cho mình một bài tập thể dục phù hợp và tập luyện đều đặn ít nhất mỗi ngày 20 phút như các bài tập yoga, chạy bộ kết hợp hít thở đều, dạo bộ đều rất phù hợp và có tác dụng hỗ trợ tốt cho việc điều trị bệnh rối loạn nội tiết tố nữ.
* Ngủ đủ giấc mỗi ngày
Thiếu ngủ có thể gây ra sự rối nhịp sinh học tự nhiên và là thói quen tệ hại góp phần vào sự mất cân bằng hormone trong cơ thể.
Thiếu ngủ trong thời gian dài sẽ tạo nên tâm lý căng thẳng và có thể dẫn đến những thay đổi trong mức độ huyết thanh của nhiều hormone bao gồm catecholamin, glucocorticoid, prolactin và hormone tăng trưởng.
Do đó, để tối đa hóa chức năng nội tiết tố trong cơ thể thì hãy cố gắng đi ngủ lúc 10 giờ đêm và tạo chu kỳ thức, ngủ đúng giờ. Ngủ đủ giấc chính là cách tự nhiên để cân bằng nội tiết tố tốt nhất.
Một thực đơn healthy giúp cân bằng nội tiết tố nhanh chóng
4. Gợi ý chế độ ăn uống lành mạnh dành cho người bị mất cân bằng nội tiết tố nữ
Ngoài tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ, chế độ ăn uống có vai trò quan trọng giúp phòng bệnh và điều trị rối loạn nội tiết tố nữ nói riêng và sức khỏe nói chung như:
– Uống đủ nước như nước lọc, nước ion kiềm hoặc nước ép trái cây như nước ép cam, nước dâu tây, trà thảo mộc…
– Đảm bảo bổ sung đầy đủ và đa dạng các loại dưỡng chất cho cơ thể, nhất là các thực phẩm có tác dụng làm tăng nội tiết tố nữ như đậu nành, cà rốt, khoai tây, tỏi, rau bina, rau diếp, bông cải xanh, bắp cải, chanh, đậu phụ, bí ngô, chuối, mè đen, nấm, đậu đen…
– Ăn ít nhất khoảng 2 bữa cá/tuần, bạn nên chọn các loại cá giàu các omega 3, omega-6 và omega-9 như cá hồi, cá mòi, cá ngừ…
Đậu nành là thực phẩm cực kỳ tốt cho nội tiết tố nữ
– Cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể
– Tránh xa các loại thức ăn nhanh như xúc xích, thịt nguội, bánh mì kẹp, gà rán, mì ăn liền… Các thức ăn này chứa nhiều các chất béo no có thể gây rối loạn nội tiết tố nữ, đồng thời là nguyên nhân của các bệnh tim mạch, ung thư.
– Bạn cũng nên hạn chế những thực phẩm chứa nhiều tinh bột như bánh mì, gạo, các loại ngũ cốc,…
– Ngoài ra, bạn cần tránh các chất quá béo, ngọt, hay quá mặn, hạn chế thức ăn ướp lạnh, cũng như chế độ ăn uống quá kiêng khem.