Nội tiết tố nữ kém phải làm sao để nhận biết là điều mà khá nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Bởi những biểu hiện ban đầu của tình trạng suy giảm nội tiết này rất khó để phân biệt với các vấn đề khác của sức khỏe. Hãy theo chân bài viết này để cùng giải đáp câu hỏi trên nhé!
1. Nội tiết tố nữ kém làm thay đổi tâm trạng, cảm xúc
Nội tiết tố nữ estrogen có thể tác động đến chất dẫn truyền thần kinh tại não bộ, bao gồm serotonin. Nó có vai trò làm thay đổi trạng thái cảm xúc. Do vậy, sự dao động về hàm lượng estrogen trước chu kỳ kinh nguyệt hoặc giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh có thể làm chị em phái đẹp dễ bị xúc động, cáu gắt và nhạy cảm.
Cảm xúc thất thường do nội tiết tố nữ kém phải làm sao?
Nếu cảm xúc lo lắng, khó chịu ảnh hưởng đáng kể đến đời sống thường nhật của bạn, bạn nên áp dụng một số thay đổi trong chế độ ăn và lối sống như:
- Lên kế hoạch luyện tập thể dục
- Hạn chế tiêu thụ đồ uống chứa cồn, bỏ thuốc lá
- Sử dụng các loại sản phẩm thảo dược bổ trợ hoặc sử dụng thuốc thay thế hormon (ví dụ: thuốc tránh thai hằng ngày).
2. Nội tiết tố nữ rối loạn gây ra rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt dấu hiệu đặc trưng khi nội tiết tố trong cơ thể bị mất cân bằng. Thông thường, phụ nữ có vòng kinh khoảng 22- 35 ngày, trong đó vòng kinh phổ biến là 28 – 23 ngày, số ngày hành kinh từ 3 – 7 ngày.
Biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt:
Đối với chị em gặp rối loạn kinh nguyệt, vòng kinh sẽ không còn đều đặn như trước, kinh nguyệt có thể đến sớm hoặc muộn hơn thường lệ. Lượng máu kinh trong chu kỳ cũng biến động theo. Các tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở những người suy giảm nội tiết tố là:
• Rong kinh: Những phụ nữ bị hành kinh kéo dài >7 ngày thì được gọi là rong kinh. Rong kinh thường đi kèm với cường kinh (hiện tượng máu kinh nguyệt ra nhiều).
• Tắc kinh: Ngược lại, ở một số người bị rối loạn kinh nguyệt thì máu kinh lại ra rất ít (thiểu kinh), chu kỳ kinh lại đến muộn hơn, thậm chí vài ba tháng mới hành kinh một lần, người ta gọi là tắc kinh, vô kinh.
• Thống kinh: Ngoài những biểu hiện như trên, nhiều chị em còn gặp bất thường về màu sắc máu kinh, tình trạng đau bụng kinh dữ dội (thống kinh) và nhiều vấn đề khác.
Rối loạn kinh nguyệt cũng chính là rối loạn rụng trứng, vì thế tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng mang thai của phụ nữ, nhất là những người bị vô kinh kéo dài.
3. Giảm ham muốn, khô âm đạo khi nội tiết tố nữ kém
Khi bước sang tuổi 30, buồng trứng – Nơi sản xuất chính hormone nội tiết tố nữ hoạt động kém đi, người phụ nữ bắt đầu phải đối mặt với những trục trặc của cơ thể do nội tiết suy giảm trong đó có suy giảm ham muốn tình dục.
Giảm ham muốn, khô âm đạo do nội tiết tố nữ kém phải làm sao?
Đây cũng là tình trạng đặc biệt phổ biến ở phụ nữ sau sinh, phụ nữ độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh do sự giảm nồng độ estrogen. Một số biểu hiện khác ở độ tuổi này là ra mồ hôi về đêm, mệt mỏi, lo lắng, chán nản.
Suy giảm ham muốn thực sự đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và đời sống chăn gối của người phụ nữ:
- Làm người phụ nữ thiếu tự tin vào bản thân, mệt mỏi, lo lắng khi không thỏa mãn, giữ chân được chồng.
- Gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc “yêu”, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe sinh lý.
- Là tác nhân khiến nhiều gia đình tan vỡ do “chuyện ấy” không hòa hợp.
- Làm giảm khả năng thụ thai thành công.
Song song với tình trạng giảm ham muốn, theo kết quả thống kê có khoảng 40% phụ nữ ngoài 30 tuổi có dấu hiệu “khô hạn” và tình trạng này sẽ gia tăng lên theo độ tuổi. Nguyên nhân chính khiến chị em gặp “khô hạn” là do nội tiết tố nữ suy giảm.
4. Rối loạn giấc ngủ khi nội tiết tố nữ kém
Nội tiết tố nữ kém cũng gây ra tình trạng rối loạn giấc ngủ
Trong suốt thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh, buồng trứng giảm tiết estrogen và progesteron, đây là những hormon ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Nồng độ estrogen suy giảm có thể góp phần gây nên tình trạng đổ mồ hôi về đêm, làm gián đoạn giấc ngủ, gây mệt mỏi và giảm năng lượng.
Nghiêm trọng hơn, các rối loạn giấc ngủ có thể gây ra mất ngủ, ngưng thở khi ngủ, ngáy ngủ, chứng ngủ rũ (thường hay buồn ngủ vào ban ngày) và hội chứng chân bồn chồn. Theo các thống kê, có khoảng 16% phụ nữ sau mãn kinh gặp khó khăn khi ngủ và 41% thức dậy thường xuyên trong đêm.
5. Nội tiết tố nữ kém là nguyên nhân gây ra các vấn đề về da
Tình trạng mụn lâu ngày không khỏi ở người trưởng thành có thể là dấu hiệu của sự suy giảm estrogen và progesteron, đồng thời tăng nồng độ hormon androgen, và cũng có thể là dấu hiệu của buồng trứng đa nang. Tương tự như vậy, mất cân bằng nội tiết tố nữ giai đoạn thai kỳ và mãn kinh cũng gây ngứa, sạm hoặc khô da.
Nội tiết tố nữ kém là nguyên nhân gây ra các vấn đề về da
Nồng độ Estrogen càng thấp thì các biểu hiện lão hóa trên da càng nghiêm trọng. Liệu pháp hormon thay thế có thể giúp phụ nữ ngăn ngừa hoặc trì hoãn các dấu hiệu lão hóa da, nhưng nó cũng có thể làm tăng nguy cơ ung thư vú và tử cung.
6. Làm cách nào để cân bằng lại nội tiết tố nữ?
*Cá hồi:
Thịt cá hồi rất giàu axit béo Omega 3 và vitamin D, là nguồn protein tốt cho mọi người, đặc biệt là phụ nữ.
Cá hồi có nhiều công dụng đối với sức khỏe:
– Giúp tăng cường nội tiết tố tự nhiên;
– Thúc đẩy cân bằng nội tiết tố;
– Chống lão hóa;
– Hỗ trợ hấp thụ canxi;
– Tốt cho tim và não bộ…
Nội tiết tố nữ kém phải làm sao để khắc phục?
Bạn có thể chế biến cá hồi thành nhiều món ăn hấp dẫn như: Sushi, cá hồi sốt tiêu chanh, cá hồi sốt cà chua, cá hồi trộn salad rau củ,… Nên ăn cá hồi 1 – 2 lần mỗi tuần sẽ giúp tăng cường nội tiết tố nữ và rất tốt cho sức khỏe.
*Rau cải:
Các cây họ cải rất giàu DIM (diindolylmethane) và vitamin, chất xơ cần thiết cho sức khỏe, giúp loại bỏ estrogen có hại ra khỏi cơ thể.
Bạn nên bổ sung nhiều loại rau xanh vào trong bữa ăn hằng ngày như cải xanh, cải thảo, cải xoăn, cải cúc… để vừa tốt cho sức khỏe, vừa cân bằng nội tiết tố nữ.
*Súp lơ xanh:
Súp lơ xanh/bông cải xanh là loại rau xanh đậm cung cấp nhiều chất dinh dưỡng:
- Rất giàu các chất chống oxy hóa, vitamin A, B6, C, K.
- Cung cấp các chất khoáng như canxi, sắt, kẽm, mangan, đồng.
Súp lơ xanh là thực phẩm giúp tăng nội tiết tố nữ có tác dụng:
• Tăng cường trao đổi chất của estrogen, khiến người dùng có làn da mịn màng, tươi trẻ, tâm trạng được cải thiện tốt hơn.
• Chống lão hóa, ngăn ngừa bệnh tật, đặc biệt là bệnh ung thư.
Bông cải xanh có thể ăn thường xuyên 2 – 3 lần mỗi tuần. Bạn chỉ cần nấu chín tới, nếu nấu quá lâu thì dưỡng chất trong súp lơ xanh sẽ bị mất.
Đậu nành – Giải pháp an toàn giúp cải thiện tình trạng nội tiết tố nữ kém
*Đậu nành:
Đậu nành chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, rất tốt cho phụ nữ. Đậu nành có thành phần chính là protein và các thành phần khác như daidzein, genistein, glycine… cùng một lượng vừa phải tinh bột và chất béo. Đậu nành có tác dụng:
- Giúp kích thích cơ thể sản sinh estrogen tự nhiên, ngăn ngừa lão hóa.
- Đậu nành nảy mầm có hàm lượng estrogen thực vật đạt mức cao nhất.
Bạn có thể bổ sung nội tiết tố nữ từ đậu nành bằng cách:
– Sữa đậu nành: Có cách làm đơn giản, dễ uống, lại cung cấp được nhiều estrogen.
– Các món từ đậu nành: Đậu phụ, tào phớ, hoặc đậu nành rang, bột ngũ cốc đậu nành…
– Mầm đậu nành: Theo nghiên cứu, hàm lượng estrogen tự nhiên trong mầm đậu nành là cao nhất so với các chế phẩm khác từ đậu nành. Bạn có thể chế biến mầm đậu nành thành sữa, bột mầm đậu nành hoặc sử dụng các thực phẩm bổ sung từ mầm đậu nành để đạt hiệu quả cao hơn.