tổng đài miễn cước: 1800 2035

Mụn nội tiết là gì? Nguyên nhân gây ra mụn nội tiết và cách điều trị

18/05/2020

Rate this post

Dù muốn dù không, bạn vẫn không ít lần phải đối phó với những nốt mụn đáng ghét, đau đớn và khó chịu. Ở độ tuổi dậy thì, bạn có thể tặc lưỡi cho qua vì nghĩ: “Qua lứa tuổi này là hết”. Song đáng buồn thay, mụn có thể tái phát ở tuổi trưởng thành, mà nguyên nhân chủ yếu là do nội tiết tố. Mụn nội tiết là một trong những bệnh lý liên quan đến da. Bệnh này không hiếm gặp và thường gây mất thẩm mỹ. Tuy không nguy hiểm nhưng bệnh lý này ảnh hưởng đến diện mạo, làm cho nhiều người mất tự tin khi giao tiếp. Vậy mụn nội tiết là gì? Bệnh lý này do đâu mà có?

Mụn nội tiết là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết là gì? Đây là loại mụn xuất hiện ở phụ nữ từ 20 – 50 tuổi, là loại mụn thường xuyên xảy ra ở giai đoạn tuổi dậy thì, do sự thay đổi nội tiết trong thời kỳ kinh nguyệt, mang thai và mãn kinh.

Mụn nội tiết tố do sự biến động của nội tiết tố nữ estrogen và progesterone có thể ảnh hưởng đến nồng độ testosterone, làm tăng tiết bã nhờn hay dầu ở lỗ chân lông gây ra mụn trứng cá. Làm thay đổi hoạt động các tuyến dầu, bùng phát bã nhờn khiến lỗ chân lông bị tắc, viêm đỏ, và xuất hiện mụn nội tiết.

Mụn nội tiết có thể phát triển từ mụn đầu trắng, đầu đen, mụn mủ và u nang, làm ảnh hưởng không nhỏ đến làn da, ngoại hình và đặc biệt là khiến bạn mất tự tin vào bản thân.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết nữ

Ngoài cách “nhận diện” sớm mụn nội tiết từ khi bạn bước vào giai đoạn tuổi dậy thì, thời điểm kinh nguyệt hằng tháng, tiền mãn kinh, hoặc ngừng sử dụng thuốc tránh thai một thời gian, thì mụn nội tiết còn xuất hiện vào khoảng thời gian mà bạn đang rơi vào trạng thái căng thẳng, bất ổn.

Bên cạnh đó, những yếu tố tác động khác như cơ thể thiếu chất, vấn đề di truyền, nóng trong, cơ thể nhiều độc tố cũng gây nên tình trạng mụn nội tiết ở nhiều người.

Bạn có thể “nhận diện” mụn nội tiết ở khu vực chữ T của mặt bao gồm trán, mũi và cằm ở độ tuổi dậy thì. Còn đối với người lớn, thì mụn nội tiết thường xuất hiện ở phần dưới của khuôn mặt bao gồm phần dưới má, xung quanh quai hàm.

Nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết nữ

Khi các hormone không đồng nhất, chúng có thể tàn phá làn da của chúng ta. Đối với nhiều người, các yếu tố gây mất cân bằng nội tiết tố như căng thẳng, kinh nguyệt và thuốc tránh thai là phổ biến. Vì vậy, để đi đến tận cùng của vấn đề này, chúng tôi đã tìm hiểu từ các chuyên gia giúp phân tích các yếu tố này và cách quản lý chúng tốt hơn để ngăn chặn sự phá vỡ nội tiết tố.

Khi nồng độ hormone bình thường, các tuyến bã nhờn trên da sẽ hoạt động bình thường và giúp giữ cho làn da của chúng ta khỏe mạnh, giữ nước và được bảo vệ. Tuy nhiên, sự gia tăng của androgen như testosterone, đã được chứng minh là kích hoạt tăng sản sinh bã nhờn, thay đổi hoạt động của tế bào da, dẫn đến gây viêm và thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập vào nang lông, tất cả đều có thể dẫn đến mụn do nội tiết tố.

Do kinh nguyệt

Kinh nguyệt là một thời điểm bất thường về nội tiết tố, đó là điều dễ hiểu tại sao làn da của bạn có thể có một chút kì dị trong thời gian mỗi khi bạn đến chu kỳ.

Trong khi các hormone như cortisol và testosterone có thể làm tăng sản xuất dầu dư thừa, chúng ta nghĩ sẽ có estrogen để kiểm soát lượng dầu đó. Tuy nhiên rất tiếc phải nói rằng lượng estrogen hầu như sẽ giảm trong nửa sau chu kỳ của bạn, do đó sự cân bằng nội tiết tố bị loại bỏ.

Do căng thẳng

Khi chúng ta căng thẳng, cơ thể sẽ phản ứng bằng cách giải phóng hormone căng thẳng (còn gọi là cortisol) như một cách bù đắp cho áp lực mà cơ thể bạn đang trải qua. Sự gia tăng của cortisol khiến tuyến bã nhờn của chúng ta hoạt động quá mức dẫn đến việc sản sinh nhiều bã nhờn, gây ra mụn trứng cá.

Bạn có thể “nhận diện” mụn nội tiết ở khu vực chữ T của mặt bao gồm trán, mũi và cằm ở độ tuổi dậy thì. Còn đối với người lớn, thì mụn nội tiết thường xuất hiện ở phần dưới của khuôn mặt bao gồm phần dưới má, xung quanh quai hàm.

Do căng thẳng gây nên mụn nội tiết

Hội chứng buồng trứng đa nang

Hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) là một rối loạn chuyển hóa buồng trứng với tình trạng kháng insulin dẫn đến việc sản xuất quá mức androgen, biểu hiện là mụn trứng cá, tăng lông mặt (gọi là hirsutism) và rụng tóc.

PCOS đã được phát hiện có ảnh hưởng đến 1/10 số người có tử cung đang trong độ tuổi sinh đẻ và một người vô tình mắc PCOS có thể do sử dụng các phương pháp triệt lông khác nhau.

Bệnh nhân mắc bệnh PCOS có thể bị tiền đái tháo đường, cuối cùng có thể tiến triển thành bệnh tiểu đường. Sự mất cân bằng nội tiết tố cũng có thể gây ra chu kỳ kinh nguyệt không đều, điều đó có thể ảnh hưởng đến các vấn đề rụng trứng và sinh sản.

Vì vậy, nếu bạn bị mụn trứng cá dai dẳng, mọc lông mặt, rụng tóc hoặc chu kỳ không đều, hãy nhớ hỏi bác sĩ về PCOS.

Do dùng các loại thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin

Nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn chính là do hormone. Đặc biệt testosterone và những hormone tương tự khác khiến da sản xuất nhiều bã nhờn gây nên mụn. Khi đó estrogen lại được tìm thấy trong những loại thuốc ngừa thai (Oral Contraceptive Pill – OCP) làm cân bằng tác động giúp kiểm soát hormone gây nên mụn. Vì thế mọi người thường sử dụng các loại thuốc ngừa thai chứa estrogen để kiểm soát tình trạng mụn của mình.

Tuy nhiên, thuốc ngừa thai có thể gây hại nhiều hơn là giúp ích cho làn da của bạn nếu bạn đang sử dụng một phương pháp chỉ chứa progestin. Tiến sĩ Jennifer Conti (một chuyên gia y tế, nhà báo y tế và bác sĩ Ob / Gyn được quốc tế công nhận) nói rằng phương pháp ngừa thai này có tác dụng ngược lại với các phương pháp ngừa thai dựa trên estrogen bởi vì progestin thúc đẩy nhiều testosterone hoạt động trong cơ thể, từ đó góp phần gây ra nhiều mụn hơn.

Do dùng các loại thuốc ngừa thai chỉ chứa progestin

Do rối loạn hormone trong cơ thể

Phụ nữ đang trong thời gian mang thai, sau sinh con, đang trong thời kỳ kinh nguyệt, nam và nữ giới trong độ tuổi dậy thì, nữ giới bị hội chứng buồng trứng đa nang, phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh,… là những người có nguy cơ bị rối loạn hormone và tỷ lệ bị mụn nội tiết khá cao.

Dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết

Mụn nội tiết có nhiều dấu hiệu nhận biết qua vị trí mọc mụn, qua hình dạng mụn là 2 yếu tố đầu tiên bạn có thể nhận diện được. Ngoài ra còn một sô đặc điểm nhận biết khác, cụ thể hãy tham khảo ngay dưới đây:

– Mụn xuất hiện nhiều ở vùng miệng, cằm và xương hàm: Các tuyến dầu nhờn trên mặt tập trung chủ yếu ở vùng miệng, cằm và xương hàm. Khi bị rối loạn nội tiết, tuyến dầu nhờn sẽ hoạt động mạnh dẫn đến hình thành nhân mụn, mụn sẽ mọc đặc biệt nhiều ở vùng da có tuyến dầu nhờn.

– Mụn mọc mỗi tháng một lần: Đây là đặc điểm của mụn nội tiết dễ nhận biết ở nữ giới. Chúng thường xuyên xuất hiện vào trước chu kỳ kinh nguyệt một lần một tháng. Khi bước sang giai đoạn mãn kinh, điều này vẫn khiến phụ nữ bị xuất hiện mụn theo tháng và thường thì mụn này sẽ hay mọc ở cùng một vị trí.

Dấu hiệu nhận biết mụn nội tiết

– Mụn mọc nhiều dù đã qua tuổi dậy thì: Mụn nội tiết xuất hiện nhiều nhất khi cơ thể có nhiều thay đổi, trong độ tuổi từ 20 – 30. Đây là độ tuổi sinh sản của nữ giới nên cơ thể rất dễ bị rối loạn nội tiết và gây mụn nhiều trên mặt hoặc trên cơ thể.

– Mụn mọc nhiều khi bạn thường xuyên căng thẳng, stress: Căng thẳng tâm lý có thể khiến nội tiết tố trong cơ thể bị rối loạn, từ đó khiến tuyến dầu nhờn hoạt động mạnh mẽ hơn và dẫn đến mụn trứng các trên da.

– Mụn là những nốt bọc, nang lớn: Mụn do tình trạng rối loạn nội tiết gây ra thường thuộc dạng mụn sưng đỏ, mụn viêm nên là những nốt mụn bọc, nang khá lớn. Chúng có xu hướng mọc đi mọc lại ở cùng mọc vị trí giống nhau và dễ tái phát sau một thời gian điều trị.

Cách điều trị mụn nội tiết

Mụn do rối loạn nội tiết tố nếu nhẹ thì có thể điều trị rất hiệu quả bằng những loại thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, hầu hết mụn do rối loạn nội tiết tố là mụn dạng nang.

Những mụn dạng này thường ăn sâu dưới da. Vì thế, các loại thuốc thoa thông thường rất khó tác động đến được mụn. Trong tình huống này, các loại uống sẽ giúp mang làm sạch da và cân bằng nội tiết tố bị rối loạn.

Dùng dược liệu Nano Isoflavon

Nano mầm đậu nành FlaGold  là viên uống bổ sung nội tiết tố nữ estrogen đầu tiên tại Việt Nam có chứa hoạt chất Nano Isoflavon với kích thước siêu nhỏ từ 45 – 110nm. Với kích thước nanomet, hoạt chất Isoflavon phân tán nhanh trong nước, hấp thu tối đa, đạt nồng độ cao trong máu, giúp tăng khả năng hấp thu Estrogen cho cơ thể lên đến 95% và mang lại hiệu quả ưu việt gấp hàng chục lần những sản phẩm thông thường khác.

Nano mầm đậu nành FlaGold là viên uống có tác dụng bổ sung Isoflavon, bù đắp lượng estrogen thiếu hụt để cân bằng nội tiết tố estrogen trong cơ thể nữ giới hiệu quả. Bởi vì, trong sản phẩm có chứa 2 thành phần là Isoflavon và Nano Isoflavon có cấu trúc gần giống với estrogen nội sinh. Vì vậy, khi bổ sung cho cơ thể sẽ giúp cân bằng nội tiết tố nhanh chóng

Dùng dược liệu Nano Isoflavon trong Nano mầm đậu nành FlaGold

Để làm nên công dụng cân bằng nội tiết tố cho nữ giới, trong FlaGold có chứa các thành phần như:

– Chiết xuất mầm đậu nành (Isoflavon) 250mg: Thành phần Isoflavon trong FlaGold có tác dụng chính là bù đắp lượng estrogen thiếu hụt trong cơ thể để đưa nội tiết tố về mức cân bằng. Nhờ đó, giúp cải thiện nhiều vấn đề gặp phải do suy giảm nội tiết tố hiệu quả.

Nano isoflavon (Isoflavon 3,9%) 200mg: Nano Isoflavon là hoạt chất được bào chế nhờ ứng dụng Công nghệ Nano trong quá trình sản xuất. Hoạt chất này có kích thước siêu nhỏ từ 45 – 110 nanomet nên dễ xâm nhập sâu đến tế bào đích, đạt nồng độ cao trong máu, tăng khả năng hấp thụ lên 95% và mang đến hiệu quả cao gấp hàng chục lần so với Isoflavon.

– Cao khô Đan Sâm 50mg: Đan Sâm là thảo dược quý có tác dụng hoạt huyết, lương huyết, tăng cường tuần hoàn máu hiệu quả. Đan Sâm giúp cải thiện các bệnh liên quan đến huyết như rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, vô kinh, thống kinh,… nhanh chóng.

Nano mầm đậu nành FlaGold được bào chế bằng công nghệ hiện đại

Chế độ sinh hoạt điều độ và vệ sinh sạch sẽ

– Tránh gãi, cạo hoặc nặn mụn. Điều này có thể khiến da xuất hiện vết thương hở và cho phép vi khuẩn thâm nhập vào lỗ chân lông, làm tăng nguy cơ viêm và nhiễm trùng.

– Không rửa mặt quá 2 lần/ngày. Rửa quá nhiều có thể gây kích ứng da mặt và làm cho mụn bùng phát nghiêm trọng hơn.

– Tránh sữa rửa mặt chứa nhiều chất tẩy rửa, hóa chất

– Không sử dụng đồ trang điểm gốc dầu

– Tắm ngay sau các hoạt động nặng. Mồ hôi có thể khiến tình trạng mụn trở nên tồi tệ hơn. Vì thế, hãy cố gắng tắm ngay sau khi bạn kết thúc tập luyện để giảm thời gian da trần tiếp xúc với mồ hôi.

Chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa mụn nội tiết

Một số thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa mụn trứng cá, đặc biệt là các thực phẩm chống viêm giàu chất chống oxy hóa. Axit béo omega 3 cũng có thể làm giảm viêm da và đẩy nhanh quá trình điều trị mụn do rối loạn nội tiết tố.

Để ngăn ngừa mụn do rối loạn nội tiết tố, bạn nên hạn chế các thực phẩm như:

– Đường
– Các sản phẩm từ sữa;
– Tinh bột tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng và mì ống;
– Thịt đỏ.

Một số sản phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên sẽ góp phần làm giảm tình trạng mụn nội tiết, bao gồm:

– Dầu tràm trà 5%
– Axit thực vật Alpha hydroxy acid (AHA)
– Trà xanh
– Lô hội (nha đam)

Bên cạnh việc thoa trực tiếp các chất lên da, một số phương pháp toàn thân giúp giảm độ nặng của mụn bao gồm:

– Ăn nhiều cà chua
– Uống nhiều nước (1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày).
– Uống nước ép nha đam.
– Bổ sung vitamin C từ trái cây, rau quả.
– Tăng cường vitamin E có nguồn gốc thực vật.

Chế độ dinh dưỡng ngăn ngừa mụn nội tiết

Bên cạnh đó nên bổ sung các loại nước uống sau:

+ Trị mụn nội tiết bằng diếp cá

Cách này khá đơn giản, người bệnh cần chuẩn bị một lượng rau diếp cá vừa đủ dùng, rửa sạch rồi ngâm với nước muối khoảng 10 phút để loại bỏ vi khuẩn, vớt rau ra để ráo nước rồi đem xay nhuyễn, sau đó vắt lấy nước cốt. Lấy nước này uống mỗi ngày sẽ có tác dụng thanh lọc, giải nhiệt và giải độc cơ thể, tiêu viêm kháng khuẩn. Duy trì đều đặn trong khoảng 2 – 3 tuần bạn sẽ thấy tình trạng mụn giảm đi trông thấy.

+ Trị mụn nội tiết bằng bột sắn dây

Bạn lấy 2 muỗng cà phê bột sắn dây, đổ vào cốc cùng khoảng 200ml nước đun sôi để nguội. Bạn có thể cho thêm đường hoặc vắt thêm ít nước chanh vào cho dễ uống. Thời điểm uống tốt nhất là buổi sáng hoặc buổi trưa, hạn chế uống vào buổi tối. Đây không chỉ là cách trị mụn nội tiết từ bên trong mà còn cách giúp người bệnh sở hữu một làn da trắng mịn tự nhiên.

+ Điều trị mụn nội tiết với rau má

Người bệnh cần chuẩn bị khoảng 200g rau má, 1 muỗng canh mật ong và 1,5 lít nước. Rau má bạn rửa sạch rồi ngâm với nước muối trong khoảng 5 phút để loại sạch bụi bẩn. Sau đó vớt rau ra, để ráo nước rồi cho vào máy xay nhuyễn cùng với nước lọc và mật ong, cuối cùng lọc lấy nước và bảo quản trong bình thủy tinh. Sử dụng nước rau má uống mỗi ngày sẽ thấy tình trạng mụn dần thuyên giảm.

Quá trình điều trị mụn sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn, nên bạn đừng vội bỏ cuộc chỉ sau vài ngày điều trị mà chưa thấy kết quả trên da. Hãy cố gắng duy trì lối sống lành mạnh và tuân theo lời khuyên từ bác sĩ để sớm tạm biệt các nốt mụn xấu xí bạn nhé.

Điều trị mụn nội tiết với rau má

Thuốc tránh thai (ngừa thai)

Loại thuốc này được dùng để điều trị mụn do rối loạn nội tiết tố thường có chứa ethinylestradiol cùng với một trong các thành phần sau:

– Norgestimate
– Norethindrone
– Drospirenone
Các thuốc này có thể kết hợp với nhau giúp cải thiện tình trạng mụn. Đặc biệt, trong những giai đoạn hormone nội tiết tăng cao như thời kỳ rụng trứng, dậy thì.

Tuy nhiên, nếu bạn có bệnh lý về huyết áp, đã từng bị ung thư vú hoặc bệnh đông máu thì không nên điều trị bằng phương pháp này.

Thuốc kháng Androgen

Các loại thuốc kháng Androgen có công dụng giảm nồng đỗ nội tiết tố nam Androgen. Nồng độ Androgen tăng cao sẽ có thể góp phần gây ra  mụn trứng cá. Tình trạng này là do sự kích thích quá trình sản xuất chất nhờn trên da.

Liệu pháp nội tiết

Liệu pháp nội tiết có hiệu quả cao đối với mụn nội tiết, ngay cả với những bệnh nhân không có sự thay đổi hormone trong huyết thanh.

Liệu pháp này được khuyến cao trong các tình huống sau: sự hiện diện của bã nhờn nghiêm trọng; có sự thay đổi nội tiết; mụn viêm tái phát dai dảnh trong đó các phương pháp điều trị tiêu chuẩn đã thất bại, bao gồm cả isotretinoin.

Liệu pháp này thường kết hợp với một số chất khác có tác động trực tiếp lên các yếu tố gây mụn, như: kháng sinh, benzoyl peroxide, retinoids hay axit azelaic

Một số loại thuốc được sử dụng trong liệu pháp nội tiết là:

– Thuốc chẹn thụ thể Androgen
– Các chất ức chế sản xuất androgen buồng trứng
– Các chất ức chế sản xuất androgen thượng thận

Liệu pháp nội tiết

Trên đây là tất tần tật những thông tin về mụn nội tiết là gì cũng như cách cải thiện mụn nội tiết mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Nếu các bạn có góp ý về phương pháp điều trị, cũng như phòng bệnh này thì hãy chia sẻ với chúng tôi nhé! Rất hân hạnh nhận được ý kiến đóng góp từ các bạn.

tin tức liên quan

Xem tất cả
Chat với chuyên gia