Bệnh mất ngủ nếu diễn ra thường xuyên phản ánh tình trạng sức khỏe nghiêm trọng. Mất ngủ nhiều trong ngày khiến cơ thể mệt mỏi, lừ đừ, không đủ năng lượng để hoạt động ban ngày. Khiến rối loạn giấc ngủ và tình trạng này nếu diễn ra lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn nguyên nhân mất ngủ thường xuyên là gì và mất ngủ thường xuyên phải làm sao?

Bị mất ngủ thường xuyên là bệnh gì?
Mất ngủ thường xuyên kéo dài là một loại rối loạn giấc ngủ, đặc trưng bởi tình trạng người bệnh trong một thời gian dài không ngủ được, khó vào giấc ngủ hoặc khó giữ giấc ngủ, các triệu chứng này kéo dài ít nhất 3 tháng. Người mắc thường xuyên gặp những triệu chứng mất ngủ thường xuyên sau:
– Mất ngủ đầu giấc, nằm mãi mà vẫn không thể ngủ được, thường nằm phải đến 1-2 giờ sáng mới có thể ngủ được. Tuy nhiên, những giấc ngủ này vẫn không được sâu và rất dễ bị thức giấc.
– Khó vào giấc ngủ hoặc có thể ngủ được tới 2-3 giờ sáng thì thức giấc. Nhưng sau muốn ngủ lại thì lại phải mất từ 1-2 giờ thì mới có thể ngủ lại được.
– Còn có những trường hợp, người mắc có thể ngủ lúc ban đầu được nhưng giấc ngủ sẽ không thể kéo dài, cứ đến khoảng 1-2 giờ sáng lại bắt đầu tỉnh giấc và không ngủ được.
– Trường hợp hiếm gặp nhất là mất ngủ hoàn toàn không ngủ trong vòng 24 giờ. Những người bị thường hay cáu gắt và rất lo lắng cho giấc ngủ của mình. Nhưng càng lo lắng tìm mọi cách để ngủ thì họ lại càng khó ngủ.
Nguyên nhân tại sao bị mất ngủ thường xuyên
Có rất nhiều nguyên nhân mất ngủ thường xuyên kể cả từ các tác động bên ngoài lẫn áp lực từ bên trong cơ thể của bạn. Tất cả các tác động đó sẽ đè lên bộ não của chúng ta gây nên những rối loạn nhất định. Điển hình là những nguyên nhân dưới đây gây ra tình trạng mất ngủ thường xuyên này.
Áp lực công việc, học tập
Cuộc sống hiện đại buộc những người trẻ phải quay cuồng vào học tập và công việc. Áp lực từ bài thi, deadline… làm hệ thần kinh luôn ở trạng thái kích thích. Đặc biệt, các tác động từ cuộc sống hiện đại và quá trình trao đổi chất liên tục trong cơ thể làm tăng sinh quá mức các gốc tự do.
“Độc chất” gốc tự do làm tổn thương thành mạch máu, tạo điều kiện hình thành các mảng xơ vữa và cục huyết khối làm hẹp động mạch, cản trở máu vận chuyển oxy và dưỡng chất đến não. Từ đó, gây ra những rối loạn cho cơ thể, điển hình là mất ngủ.

Mất cân bằng hưng phấn và ức chế
Người trẻ có một cuộc sống sôi động nên lịch sinh hoạt là không cố định. Thói quen ăn uống, học tập, nghỉ ngơi, ngủ nghỉ không khoa học, không theo giờ sinh học khiến rối loạn hormone. Điều này gây ra chứng mất ngủ ở người trẻ.
Ngoài ra, mất ngủ ở người trẻ tuổi còn do các bệnh thực thể. Các bệnh thần kinh, suy nhược cơ thể, bệnh dị ứng, xương khớp… có thể ảnh hưởng đến thần kinh và gây mất ngủ.
Thói quen ăn uống gây mất ngủ thường xuyên
Thói quen ăn quá no trước khi ngủ sẽ khiến chúng ta mất ngủ do cơ thể tăng cường làm việc để có thể tiêu hóa lượng thức ăn mà đã nạp vào.
“Nghiện” thiết bị công nghệ – nguyên nhân gây mất ngủ hàng đầu ở giới trẻ
Người trẻ có thói quen sử dụng máy tính, điện thoại… trước khi đi ngủ. Sóng điện thoại, máy tính là nguyên nhân gây hại cho hệ thần kinh, nhức mắt, mỏi mắt… dẫn tới mất ngủ, khó ngủ.

Không gian phòng ngủ ảnh hưởng tới giấc ngủ
Không khí trong phòng chưa ngủ thiếu lượng oxy cần thiết dẫn đến ngột ngạt và mất ngủ ở những người trẻ tuổi.
Sử dụng chất kích thích làm mất ngủ kéo dài
Chất kích thích như cà phê, trà, thuốc lá càng ngày càng phổ biến trong cuộc sống của giới trẻ. Những chất như nicotin, cafein trong các loại đồ uống này khiến bộ não hưng phấn, tỉnh táo và không có cảm giác muốn ngủ. Sau đó, giấc ngủ sẽ bị rối loạn giờ sinh lý và gây ra chứng mất ngủ.
Tác hại của mất ngủ thường xuyên
Chứng mất ngủ kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn là nguyên nhân gây nên các loại bệnh lý mãn tính cho con người. Dưới đây là 6 nguy cơ bạn phải đối mặt do chứng mất ngủ kéo dài.
Tăng huyết áp
Một trong những nguyên nhân gây huyết áp tăng là do mất ngủ về đêm. Trong một nghiên cứu cho thấy, kích thích tố căng thẳng có xu hướng gia tăng ở những người bị mất ngủ kéo dài. Khi tăng nội tiết tố sẽ dẫn tới hiện tượng tăng huyết áp.
Giảm trí nhớ
Nếu bạn bị rối loạn giấc ngủ thường xuyên sẽ dẫn tới hiện tượng não bộ dành rất ít thời gian cho trạng thái ngủ. Do đó, bạn sẽ cảm thấy cơ thể bị mệt mỏi, khó ghi nhớ thông tin, giảm sút tự tập trung và năng suất lao động ngưng trệ.
Rối loạn tâm sinh lý, trầm cảm
Bệnh trầm cảm trong giới trẻ đang có chiều hướng tăng nhanh và ngày càng phức tạp. Một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng này chính là do mất ngủ. Một đêm mất ngủ khiến tâm trạng trở nên cáu kỉnh vào sáng hôm sau. Đồng thời, cuối cùng, thiếu ngủ kinh niên sẽ làm tăng nguy cơ bệnh trầm cảm.
Hình ảnh chụp não cho thấy mất ngủ có thể làm gia tăng các hoạt động tại các trung tâm cảm xúc của não. Từ đó làm tối loạn tâm thần.
Một số chuyên gia cho rằng, chỉ cần một đêm mất ngủ sẽ làm thay đổi chức năng hoạt động của não, đặc biệt là ở những người hay lo âu. Những người không ngủ từ 7-8 tiếng/ngày, thậm chí kể cả không có tiền sử trầm cảm, vẫn có nhiều khả năng mắc chứng trầm cảm nếu giấc ngủ không được bảo đảm.

Bệnh tim mạch
Theo các chuyên gia, nguyên nhân mắc bệnh tim mạch là do chứng mất ngủ thường xuyên. Khi ngủ ít, cơ thể cần nhiều insulin để duy trì mức độ đường huyết nên có thể gây tác động xuất tới mạch máu và tim. Đồng thời, hệ thần kinh giao cảm hoạt động nhiều hơn, làm mạch máu co lại, tăng huyết áp và tạo áp lực cho tim.
Đe dọa hôn nhân
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng việc nằm cùng giường với một người mắc chứng ngủ có thể gây bất lợi cho hôn nhân. Cáu kỉnh, rối loạn tâm lý do mất ngủ gây ra có thể gây trầm cảm, lo âu cho đối tác và cả những xung đột trong hôn nhân.
Nguy cơ tăng cân và ung thư do mất ngủ
Thiếu ngủ làm chậm quá trình trao đổi chất nên làm tăng lượng đường trong máu. Từ đó gia tăng nguy cơ bệnh béo phì. Hơn nữa, theo các chuyên gia về sức khỏe, mất ngủ là nguyên nhân dẫn đến việc lựa chọn thực phẩm không lành mạnh.
Nguyên nhân là bởi tầm nhìn về thực phẩm bị che mờ trong vùng trung tâm của não ở những người mất ngủ. Khi giấc ngủ bị thiếu hụt, người ta có xu hướng tìm những thực phẩm kém chất lượng và tiêu thụ những loại thực phẩm này
Mất ngủ cũng làm gia tăng nguy cơ ung thư. Một cuộc nghiên cứu thực hiện ở Anh vào năm 2008 cho thấy, những phụ nữ ngủ ít hơn 6 giờ mỗi ngày có nguy cơ hơn mắc bệnh ung thư vú. Một nghiên cứu khác tại Trường Y Harvard cho kết quả, ngủ ít hơn 6 tiếng/đêm làm tăng nguy cơ phát triển khối u đại trực tràng.
Lý giải khoa học là do hormone melatonin được sản xuất ra trong khi ngủ vô cùng quan trọng. Hormon này có thể chống lại sự tăng trưởng của các tế bào khối u. Khi mất ngủ, hormone này giảm đi rất nhiều và tăng nguy cơ ung thư.

Bệnh tiểu đường
Insulin là dây dẫn của glucose đến các cấu trúc tế bào. Khi mất ngủ kéo dài, glucose sẽ mất cân bằng, gây hiện tượng khô miệng, ngứa, khát nước, tăng cân, bị stress, da mẩn đỏ hoặc tăng huyết áp… Đó là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường.
Mất tập trung
Nếu giấc ngủ bị gián đoạn, bộ não chỉ có thể dành rất ít thời gian cho trạng thái REM (giai đoạn ngủ sâu và mơ). Trạng thái này vô cùng cần thiết, giúp đầu óc được nghỉ ngơi lúc ngủ. Hậu quả là con người sẽ cảm thấy chậm chạp và khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ và ghi nhớ.
Những người có được giấc ngủ REM thường có cảm giác tốt hơn về nhận thức, cảm nhận tốt hơn về hạnh phúc. Từ đó, tâm trạng cũng được cải thiện đáng kể. Ngược lại, mất ngủ làm mất tập trung, giảm hiệu suất công việc.
Mất ngủ thường xuyên phải làm sao để cải thiện giấc ngủ
Mất ngủ thường xuyên phải làm sao để chấm dứt tình trạng này là vấn đề quan tâm, tìm kiếm của một bộ phận đông kể cả người cao tuổi và người trẻ. Muốn trị mất ngủ thường xuyên bạn cần phải có một chế độ khoa học về tinh thần cũng như dinh dưỡng cho cơ thể. Làm gì khi bị mất ngủ thường xuyên bạn hãy áp dụng ngay các phương pháp dưới đây.
Tạo cho mình thói quen đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Tập thói quen ngủ đúng giờ và thức dậy vào cùng một thời điểm mỗi ngày, kể cả ngày nghỉ. Đây là điều đầu tiên mà các chuyên gia tâm lý khuyên người bị mất ngủ nên áp dụng thường xuyên để khắc phục và phòng ngừa chứng mất ngủ một cách tốt nhất.
Nhiều người bị mất ngủ vẫn luôn đặt ra câu hỏi làm gì khi bị mất ngủ thường xuyên? Nhưng việc đầu tiên là tạo thói quen khoa học cho giấc ngủ lại không làm được dẫn đến tình trạng mất ngủ càng nặng hơn. Vì vậy, việc đầu tiên nên làm đó là ăn ngủ đúng giờ.
Tạo không gian ngủ yên tĩnh
Tạo không gian ngủ yên tĩnh sẽ giúp bạn đi vào giấc ngủ được dễ dàng hơn và giảm thiểu những thứ có thể làm gián đoạn giấc ngủ của bạn. Hãy chắc chắn rằng bạn đã loại bỏ được các yếu tố có thể phá vỡ giấc ngủ của bạn như ánh sáng, tiếng ồn, chuông điện thoại, máy tính…

Để tinh dầu giúp thư giãn trong phòng
Chút tinh dầu phảng phất hương thơm có tác dụng an thần rất tốt, giúp tinh thần sảng khoái và ngủ ngon hơn. Hãy lựa chọn một mùi hương mà bạn yêu thích rồi đặt trong phòng ngủ nhé.
Thư giãn trước khi đi ngủ
Để ngăn chặn mất ngủ, bạn nên rèn luyện thói quen thư giãn trước khi ngủ bằng cách tắm nước ấm, đọc sách hoặc nghe nhạc nhẹ sẽ giúp tâm trạng thoải mái, thư giãn từ đó giúp bạn dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Vận động nhẹ nhàng trước khi ngủ
Đi bộ hoặc đi dạo buổi tối sẽ giúp tăng cường trao đổi oxy của cơ thế giúp bạn ngủ say hơn. Tuy nhiên lưu ý, không nên vận động trong khoảng 2 tiếng trước khi đi ngủ vì sẽ gây phản tác dụng, khiến bạn trằn trọc khó ngủ.

Uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ
Một cốc sữa ấm sẽ kích thích hệ thần kinh sản xuất ra serotonin – hormone giúp bạn ngủ ngon hơn.
Để có một giấc ngủ ngon, bạn nên uốn sữa tươi trước khi ngủ nửa tiếng. Trong thành phần sữa tươi có Trytophan, một axit amin cần thiết để sản xuất ra các chất kích thích giấc ngủ là serotonin và melatonin, giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ và điều hòa giấc ngủ được ổn định.
Trong sữa tươi có chứa thành phần truytophan, một số axit amin cần thiết để sản xuất ra các chất kích thích giấc ngủ dài và sâu là serotonin và melatonin, giúp bạn nhẹ nhàng đi vào giấc ngủ và điều hòa giấc ngủ rơi vào trạng thái vô cùng ổn định.
Do đó, khoảng 2h trước khi đi ngủ, bạn nên uống 1 ly sữa nóng để tránh tình trạng thao thức, trằn trọc vì khó ngủ mà dễ dàng chìm sâu vào giấc ngủ hơn nhé.
Không uống rượu
Không nên uống rượu nếu bạn đang có biểu hiện khó ngủ, mất ngủ. Có thể bạn cảm thấy điều này không đúng bởi thực tế sau khi uống nhiều rượu, bạn thường cảm thấy buồn ngủ.
Nhưng bạn có biết rằng, rượu kích thích trung tâm gây ngủ ở não bộ và từ đó khiến bạn ngủ không ngon giấc, dễ thức dậy vào ban đêm và làm tổn thương hệ thần kinh của bạn.

Không hút thuốc
Nicotine có trong thuốc lá là một chất kích thích, nó có thể khiến người hút cảm thấy tỉnh táo tức thì. Nhưng cũng chính điều đó sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ và làm bạn tỉnh giấc giữa đêm. Vì vậy, muốn có một giấc ngủ ngon, hãy tránh xa thuốc lá.
Không ăn quá nhiều trước khi đi ngủ
Ăn nhiều có thể gây ra chứng khó tiêu và khiến bạn cảm thấy khó ngủ. Một bữa ăn nhẹ lành mạnh như cà rốt, hoa quả, hoặc thực phẩm không chứa chất béo sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn.
Cân nhắc việc dùng thuốc
Mất ngủ thường xuyên uống thuốc gì là câu hỏi đầu tiên mà người bị mất ngủ đặt ra. Tuy nhiên nên cân nhắc khi sử dụng thuốc để giúp giấc ngủ ngon vì nếu sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến hệ thần kinh não bộ.
Hơn nữa, một số loại thuốc điều trị các bệnh lý mạn tính có tác dụng phụ liên quan đến chất lượng giấc ngủ. Hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng hoặc khi có biểu hiện mất ngủ khi đang điều trị bệnh lý mạn tính nào đó để được tư vấn hướng xử trí phù hợp.

Không xem ti vi hoặc điện thoại trước khi ngủ
Nếu bạn thường có thói quen xem ti vi hoặc lướt web muộn thì nên ngừng ngay. Bởi đây là các loại ánh sáng xanh vừa gây hại cho mắt lại kích thích não bộ gây ra tình trạng khó ngủ.
Nguyên nhân là do ánh sáng xanh từ màn hình điên tử khiến cơ thể chậm tiết melatonin – một loại hormone giúp ngủ ngon đồng thời làm tăng nhiệt độ cơ thể bằng cách sản xuất hormon cortison khiến cho bạn trằn trọc và khó đi vào giấc ngủ hơn.
Ánh sáng nhân tạo cũng làm thay đổi nhịp sinh học của bạn Một chu kỳ sinh học đáp ứng chủ yếu với ánh sáng ban ngày và bóng tối và ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Học cách đối phó với sự căng thẳng
Nếu bạn lên giường với một mớ hỗn độn trong đầu hoặc vẫn còn cảm giác căng thẳng, lo lắng một vấn đề nào đó, chắc chắn bạn sẽ không thể ngủ ngon được.
Hãy loại bỏ chúng bằng cách thiền hoặc hít thở sâu, hay bất cứ điều gì có thể làm bạn quên đi sự lo lắng, bồn chồn đó. Muốn có một giấc ngủ ngon, chất lượng hãy học cách kiểm soát cảm xúc, lấy lại tinh thần sẽ giúp bạn bắt đầu giấc ngủ dễ dàng hơn.
Bổ sung estrogen thảo dược đối với nữ giới
Để chứng minh hiệu quả của mầm đậu nành, đậu nành trong việc cải thiện giấc ngủ cho mọi người, một nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học Tohoku ở Nhật Bản đã được thực hiện vào cuối năm 2015.
Thử nghiệm này tiến hành nghiên cứu trên 1.076 người Nhật trong độ tuổi từ 20 – 78 tuổi dựa trên bảng câu hỏi đánh giá về chế độ dinh dưỡng và giấc ngủ hàng ngày. Hàm lượng Isoflavon trong đậu nành được xác định qua 3 món ăn chính là đậu phụ, natto và đậu phụ rán.

Những người tham gia nghiên cứu được yêu cầu cho biết tần suất sử dụng 3 món ăn trên trong thời gian 1 tháng. Thông qua kết quả thu thập được, các nhà khoa học đã phân tích và đưa ra kết luận lượng Isoflavon có trong đậu nành dùng để chế biến 3 món ăn này có tác động tích cực đến giấc ngủ và chất lượng giấc ngủ.
Bởi vì, Isoflavon có cấu trúc hóa học gần giống với estrogen nội sinh giúp điều chỉnh thời lượng và chất lượng của giấc ngủ do kiểm soát được lượng estrogen trong cơ thể.
Do đó, khi bổ sung Isoflavon đều đặn hàng ngày cho cơ thể sẽ giúp cải thiện rất tốt cho giấc ngủ của mỗi cá nhân. Nhờ vậy nên mọi người thường có giấc ngủ sâu hơn, thời gian ngủ cũng kéo dài hơn.
Nano mầm đậu nành FlaGold cải thiện giấc ngủ giúp bạn ngủ sâu và ngon hơn
Nano mầm đậu nành FlaGold là một trong những sản phẩm giúp bổ sung Isoflavon, hỗ trợ cải thiện các rối loạn do suy giảm nội tiết tố nữ ở phụ nữ hiệu quả. Thành phần chính có trong FlaGold gồm có chiết xuất mầm đậu nành, Nano Isoflavon và cao khô đan sâm. Tất cả những thành phần này đều chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, sinh lý, đặc biệt rất tốt cho việc cải thiện giấc ngủ của phụ nữ tuổi 30+.
Điểm tạo nên sự ưu việt cho FlaGold trong việc hỗ trợ cải thiện tình trạng mất ngủ cho nữ giới đó chính là thành phần Nano Isoflavon. Để bào chế thành công hoạt chất này, công nghệ Nano đã được ứng dụng trong quá trình sản xuất.

Công nghệ này giúp đưa hoạt chất Isoflavon về kích thước siêu nhỏ từ 45 – 110 nanomet. Nhờ đó, hoạt chất dễ xâm nhập nhanh đến tế bào đích, đạt nồng độ cao trong máu, giúp tăng khả năng hấp thu vào cơ thể lên đến 95% và mang đến hiệu quả cao gấp nhiều lần so với các sản phẩm khác.
Bởi chính điểm ưu việt đó nên Nano mầm đậu nành FlaGold đã chinh phục được hàng triệu phụ nữ, trong đó có cả nghệ sĩ Việt. Một số nghệ sĩ đã tin tưởng lựa chọn FlaGold cho mình có thể kể đến như diễn viên Phương Dung, Phi Phụng, Cát Tường, Thúy Hà, Ốc Thanh Vân, Lê Khánh,… Vậy sau khi sử dụng, nghệ sĩ Việt có đánh giá như thế nào về sản phẩm này?
– Diễn viên Phi Phụng sau khi sử dụng Nano mầm đậu nành FlaGold review cách điều trị bệnh rối loạn giấc ngủ từ mầm đậu nành FlaGold cảm nhận về hiệu quả mà sản phẩm mang lại: “Trước đây Phi Phụng rất dễ cáu gắt, bốc hỏa và cũng thường xuyên khó ngủ về đêm. Nhưng từ khi sử dụng Nano mầm đậu nành FlaGold cơ thể mình thay đổi hẳn. Mình không còn cảm thấy cáu gắt, bốc hỏa, tính tình hiền dịu và ngủ cũng ngon giấc hơn”.

– Mầm đậu nành FlaGold trị mất ngủ hiệu quả cho diễn viên Phương Dung: “Bước sang tuổi 56, Phương Dung nhận thấy rõ cơ thể mình có nhiều thay đổi. Da dẻ không những kém sắc, xuất hiện nhiều đốm nâu, tàn nhang mà giấc ngủ của mình cũng bị ảnh hưởng….May mắn mình được Lê Khánh giới thiệu sử dụng Nano mầm đậu nành FlaGold để cải thiện tình trạng đang gặp phải. Sau một thời gian sử dụng mình thấy tinh thần thoải mái hơn, da dẻ cũng căng mịn hơn và đặc biệt mình ngủ ngon, sâu giấc hơn”.

Mất ngủ thường xuyên phải làm sao để có giấc ngủ sâu và ngon hơn đã được chúng tôi chia sẻ chi tiết trong bài viết trên. Hi vọng các bạn sẽ có một giấc ngủ ngon mỗi ngày nhé!
Thanh Thanh
Dạo gần đây triệu chứng mất ngủ thường xuyên của em càng nhiều, không sao ngủ được, mệt mỏi quá, đang bắt đầu sử dụng FlaGold được 2 ngày rồi, hi vọng sẽ có hiệu quả
15/05/2020Lương Linh
Chị em có bài thuốc trị mất ngủ thường xuyên nào k mách em vứi, khổ sở vì mất ngủ
15/05/2020Ngân Hoàng
Bị mất ngủ thường xuyên chị nên bổ sung nội tiết tố kết hợp ăn uống khoa học ngủ ngỉ đúng giờ nha, chị dùng Nano mầm đậu nành FlaGold xem, cực tốt đó ạ
Trả lời 15/05/2020