Các bằng chứng khoa học đã chứng minh Isoflavon mầm đậu nành ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả ở nữ giới. Mỗi năm, tỉ lệ phụ nữ mắc phải các chứng bệnh liên quan đến tim mạch ngày một gia tăng, đặc biệt là ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh. Các căn bệnh về tim mạch làm tăng tỉ lệ người tử vong trên toàn thế giới. Từ các nghiên cứu của các nhà khoa học trên nhiều quốc gia đã chỉ ra rằng, Isofavon mầm đậu nành có khả năng làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch an toàn và hiệu quả.

Isoflavon mầm đậu nành ngăn ngừa bệnh tim mạch
Isoflavon mầm đậu nành ngăn ngừa bệnh tim mạch là những nghiên cứu được tích lũy từ rất nhiều nhà khoa học. Chúng ta đều biết, mầm đậu nành hay đậu nành là nguồn thực phẩm quen thuộc của người Việt Nam và nhiều quốc gia khác. Tuy nhiên, không đơn thuần là một loại thực phẩm được sử dụng quen thuộc hàng ngày, mầm đậu nành còn là nguồn cung cấp các dưỡng chất tuyệt vời cho sức khỏe, phòng ngừa nhiều bệnh tật. Đặc biệt, mầm đậu nành chính là “thần dược” cho các chị em phụ nữ bị suy giảm nội tiết tố nữ hay bước vào thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh.
Bệnh tim mạch là gì? Những điều bạn chưa biết
Bệnh tim mạch là là nhóm bệnh liên quan đến tim hoặc mạch máu. Một số chứng bệnh thường thấy của bệnh tim mạch gồm: Đau tim, đột quỵ, suy tim, rối loạn nhịp tim, bệnh van tim, phình động mạch chủ, động mạch ngoại biên, bệnh huyết khối và huyết khối tĩnh mạch,…
Theo ước tính, bệnh tim mạch dẫn đến 17,9 triệu người chết (tương đương 32,1%) năm 2015, tăng từ 12,3 triệu (tương đương 25,8%) vào năm 1990. Ở Hoa Kỳ, 11% người từ 20-40 tuổi có bệnh tim mạch, trong khi từ 40-60 chiếm 37%, người từ 60-80 chiếm 71% và người trên 80 tuổi chiếm 85% có bệnh tim mạch.

Nguyên nhân dẫn đến bệnh tim mạch ở nữ giới
Có rất nhiều nguy cơ gây ra bệnh tim mạch như: tuổi tác, giới tính, điều kiện sống,chế độ ăn, tăng huyết áp, tăng lượng đường trong máu, tăng cholesterol,…
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, tuổi tác càng cao khiến làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Một trong số đó liên quan đến mức cholesterol huyết thanh, nồng độ cholesterol toàn phần trong huyết thanh tăng khi tuổi tăng. Ở phụ nữ, sự gia tăng tiếp tục mạnh cho đến 60-65 tuổi.
Tỉ lệ mắc các bệnh về tim mạch giữa nam giới và nữ giới có sự khác nhau do giới tính, cụ thể là sự khác biệt về nội tiết tố. Ở nữ giới, estrogen là hormone giới tính chiếm ưu thế. Estrogen có thể tác dụng bảo vệ chuyển hóa glucose và hệ thống cầm máu, có thể tác dụng trực tiếp trong việc cải thiện các chức năng tế bào nội mô. Quá trình sản xuất estrogen giảm đi sau khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh và và dẫn đến sự thay đổi quá trình chuyển hóa lipid ở nữ sang dạng dễ gây dị ứng hơn bằng cách giảm mức cholesterol HDL trong khi tăng cholesterol LDL và tổng mức cholesterol.

Cách phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả
Để phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đặc biệt là ở nữ giới, có rất nhiều lời khuyên được đưa ra từ các chuyên gia, bác sĩ. Các biện pháp phòng ngừa thường gặp đó là:
+ Chế độ ăn nhiều trái cây, rau quả giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong. Chế độ ăn nhiều hạt, cá, trái cây và rau quả, sử dụng ít đồ ngọt, thịt đỏ và chất béo đã được chứng minh có tác dụng làm giảm huyết áp, cholesterol và cải thiện hội chứng chuyển hóa.
+ Theo “Physical activity guidelines for adults”. NHS Choices. 26 tháng 4 năm và Heran Balraj S (2011). “Exercise‐based cardiac rehabilitation for coronary heart disease” cho thấy, tập luyện thể dục thể thao ít nhất 150 phút vừa phải mỗi tuần. Phục hồi chức năng tim dựa trên việc tập thể dục giảm đến 26% nguy cơ mắc các biến cố tim mạch.

+ Việc hạn chế tiêu thụ rượu hàng ngày cũng được khuyến cáo. Từ thống kê “Alcohol and Immediate Risk of Cardiovascular Events: A Systematic Review and Dose-Response Meta-Analysis” của Mostofsky, Elizabeth; Chahal, Harpreet S.; Mukamal, Kenneth J.; Rimm, Eric B.; Mittleman, Murray A. (8 tháng 3 năm 2016), những người tiêu thụ vừa phải đồ uống có cồn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch thấp hơn 25 – 30% so với người thường xuyên sử dụng nhiều đồ uống có cồn.
+ Hạn chế căng thẳng lo lắng, tình trạng căng thẳng tâm thần, thiếu máu cục bộ cơ tim có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc các vấn đề về tim ở những người mắc bệnh tim trước đó.
+ Sử dụng các sản phẩm thuốc huyết áp làm giảm bệnh tim mạch ở những người có nguy cơ, không phân biệt tuổi tác cũng như mức cơ bản của nguy cơ mắc tim mạch hoặc huyết áp cơ sở.
+ Ngoài ra, các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng, isoflavon trong mầm đậu nành chính là một hoạt chất có lợi trong việc ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch mà các nữ giới nên bổ sung.
Bổ sung isoflavon mầm đậu nành phòng ngừa các bệnh liên quan đến tim mạch
Theo Tạp chí dinh dưỡng lâm sàng của Mỹ công bố trực tuyến tháng 2, 2012, isosflavon mầm đậu nành có cấu trúc hóa học tương tự như estrogen, được cho là kích thích sản xuất oxit nitric và do đó làm giả huyết áp, đặc biệt hạ huyết áp ở phụ nữ mãn kinh có huyết áp cao bình thường.
Cũng trong một tài liệu khác được nghiên cứu bởi Jackson RL, Greiwe JS, Schwen RJ Nutr Rev. 2011 tháng 8, isoflavon được chứng minh là làm giảm huyết áp bằng cách nhắm mục tiêu các cơ chế liên quan đến giãn mạch, đặc biệt là sự tương tác với yếu tố đáp ứng estrogen của các gen liên quan đến synthase oxit nội mô (NO) làm tăng sản xuất NO nội sinh, giúp cải thiện lưu lượng động mạch cánh tay.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu 12,5 năm từ Trung tâm Y tế Công cộng Nhật Bản(JPHC) năm 2007 cho biết dựa trên dân số ở 40.462 người Nhật (27.435 phụ nữ) đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều đậu nành và isoflavon có liên quan đến việc giảm nguy cơ nhồi máu não và bệnh cơ tim và bệnh tim mạch ở phụ nữ sau mãn kinh.
Từ đầu thế kỷ 20, các nhà khao học Nga đã nhận thấy rằng mầm đậu nành là hạ thấp cholesterol trong máu ở cả vật và người. Chlesterol cao trong máu cũng là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Lames W.Anderson là một chuyên gia về bệnh nội tiết và dinh dưỡng cho biết, chệ độ dinh dưỡng có nhiều đậu nành sẽ làm giảm cholesterol đến 12%, LDL giảm 13%, HDL không thay đổi nhiều. Ngoài ra, isoflavon cũng có tác dụng như một chất chống oxy hóa (antioxidant), ngăn chặn không để các gốc tự do tấn công LDL và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.
Từ một số kết quả nghiên cứu trên, chúng ta nhận thấy rằng, ngoài những phương pháp ngăn ngừa bệnh tim mạch thông thường thì isoflavon mầm đậu nành ngăn ngừa bệnh tim mạch rất tốt, đây là một hoạt chất tuyệt vời giúp các chị em phòng ngừa nguy cơ mắc các bệnh tim mạch hiệu quả, an toàn.