Isoflavon giảm nguy cơ ung thư vú có đúng không khi đây là vấn đề nhận được khá nhiều sự quan tâm của chị em phụ nữ. Vấn đề ung thư vú là căn bệnh có tỷ lệ tử vong hàng đầu ở nữ giới. Chính vì vậy cần thực hiện các biện pháp và chế độ ăn uống phù hợp để giúp nguy cơ mắc bệnh ung thư vú. Và isoflavon có thật sự giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú hay không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp đầy đủ các thắc mắc của chị em.

Isoflavon giảm nguy cơ ung thư vú có tốt không?
Isoflavon giảm nguy cơ ung thư vú có tốt không? Đậu nành tự nhiên có chứa hàm lượng hoạt chất isoflavon – đây là một estrogen thực vật có cấu trúc tương tự như estrogen có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư nhất là ung thư vú. Để tìm hiểu thêm về sự thật này, tìm hiểu chi tiết dưới đây.
Nguyên lý ngăn ngừa ung thư vú từ isoflavon
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy isoflavon tốt cho hệ tim mạch, ngăn ngừa bệnh loãng xương và giảm nguy cơ một số bệnh ung thư như ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến. Theo Tiến sĩ, bác sĩ Trần Văn Tiệp – Chủ nhiệm bộ môn Ung thư học ( trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh, Trưởng khoa Ngoại 3, Bệnh viện Ung Bướu TP Hồ Chí Minh) khẳng định: “Isoflavon trong đậu nành cũng có tác dụng kháng lại tế bào ung thư và có lợi cho tim mạch. Nguyên cứu gần đây nhất (năm 2011) cho thấy đậu nành và các thực phẩm làm đậu nành tốt cho bệnh nhân sau điều trị ưng thư vú”.
Tiến sĩ Fang Fang Zhang, Trường Khoa học Dinh dưỡng và Chính sách Friedman, Đại họcTufts, Boston, Massachusetts, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết:Một mặt, thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh có liên quan đến làm giảm nguy cơ tử vong do ung thư vú hoặc tái phát ung thư vú ở bệnh nhân châu Á. Hơn nữa, isoflavon, một loại estrogen thực vật có nhiều trong đậu nành, được cho là ức chế sự sản sinh estrogen, do đó đồng thời ức chế sự phát triển của các khối u vú nhạy cảm với hormone này.

Tác dụng của isoflavon đậu nành ngăn ngừa ung thư vú
Isoflavon có tác dụng gì? Những người mắc bệnh ung thư khi sử dụng đậu nành, các chế phẩm có chứa đậu nành hoặc mầm đậu nành có thể sẽ bị kích thích các tế bào ung thư phát triển nhanh hơn. Đặc biệt là ung thư vú. Tuy nhiên gần đây nhất trong một nghiên cứu mới được công bố trên tờ tạp chí Cancer, đã khẳng định isoflavon trong mầm đậu nành không gây bất lợi cho bệnh nhân ung thư vú mà thậm chí Isoflavon giảm nguy cơ ung thư vú.
Và trong một nghiên cứu sử dụng đậu nành được tài trợ bởi Viện Ung thư Quốc gia Mỹ đã khảo sát mối liên hệ giữ lượng isoflavon trong khẩu phần ăn và tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân trong một quần thể đa sắc tốc gồm 6235 phụ nữ châu Mỹ Latinh và châu Úc có ung thư vú. Kết quả cho thấy trung bình 9,4 năm, ghi nhận có tất cả 1224 ca tử vong do ung thư vú. Phụ nữ có tỷ lệ phần trăm isoflavon trong chế độ ăn kiêng cao nhất ( cao hơn hoặc bằng 1,5mg/ngày) có tỷ lệ tử vong do nguyên nhân giảm 21% so với phụ nữ có tỷ lệ isoflavon thấp nhất (<0,3mg/ngày, khoảng tin cậy 95%, P có xu hướng <0,01).

Isoflavon sẽ giảm tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, nhưng phần lớn chỉ giới hạn ở những phụ nữ ung thư vú âm tính với thụ thể hoocmon và những phụ nữ không được điều trị bằng thuốc kháng estrogen như tamoxifen.
Tiến sĩ Omer Kucuk, thuộc viện nghiên cứu ung thư Winship, đại học Emory, đã rất hào hứng với kết quả này. Ông viết trong bài xã luận của mình: “Giờ đây chúng ta có bằng chứng cho thấy các loại thực phẩm từ đậu nành không chỉ ngăn ngừa ung thư vú mà còn có lợi cho những phụ nữ bị ung thư vú. Vì vậy chúng tôi đã có thể khuyên phụ nữ ăn nhiều đậu nành vì lợi ích sức khoẻ của họ”. Ông cho biết thêm rằng việc sử dụng các thực phẩm từ đậu nành đã được chứng minh là ngăn ngừa nhiều bệnh khác, như bệnh đái tháo đường và tăng huyết áp.

Cách dùng isoflavon giảm nguy cơ ung thư vú
Isoflavon là hoạt chất có nhiều trong mầm đậu nành. Để isoflavon phát huy tốt công dụng của nó thì các chị em nên bổ sung thường xuyên để phát huy tốt hiệu quả của nó.
Sự chuyển hóa isoflavon đậu nành trong đường tiêu hóa thành dạng dễ hấp thu hơn, có hiệu quả tốt hơn phụ thuộc vào một loại vi khuẩn đặc biệt trong ruột non (probiotics) cũng như lượng chất xơ có trong chế độ ăn. Do vậy lời khuyên khi sử dụng isoflavon đậu nành là:
+ Bổ sung chất xơ, probiotics ( ví dụ sữa chua) trong chế độ ăn
+ Nên uống vào một thời điểm nhất định trong ngày, nên uống vào buổi tối (có tác dụng hỗ trợ điều trị chứng mất ngủ trong giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh). Trong các nghiên cứu đã tiến hành, liều dùng trên 50 mg/ngày isoflavon tiêu chuẩn hóa được cho là có hiệu quả.

Isoflavon giảm nguy cơ ung thư vú đã được chúng tôi chia sẻ đến các chị em. Hy vọng với những thông tin chi sẻ trên đây sẽ giúp các chị em hiểu hơn về tác dụng của isoflavon trong hỗ trợ giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Chúc các chị em sẽ có một sức khỏe tốt và tinh thần luôn tươi trẻ.