Isoflavon có tác dụng gì đối với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý phụ nữ? Isoflavon là hoạt chất có nhiều trong các thực phẩm quen thuộc hàng ngày như Miso, cỏ đinh lăng, mầm đậu nành,…… Theo một số nghiên cứu khoa học đã chứng minh hoạt chất Isoflavon có tác dụng đối với sức khỏe, sắc đẹp và sinh lý phụ nữ. Để tìm hiểu chi tiết về thông tin sản phẩm, các chị em tham khảo qua bài viết dưới đây.

Isoflavon có tác dụng gì? – Xem ngay những tác dụng tuyệt vời của isoflavon
Isoflavon có tác dụng gì? Isoflavon là hoạt chất có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên, cơ chế hoạt động và chức năng của isoflavon gần giống như estrogen – một loại hoocmon nữ của cơ thể. Tác dụng của Isoflavon là gì?
Isoflavon đầy lùi các triệu chứng tiền mãn kinh, mãn kinh
Theo môt nghiên cứu của trường đại học thuộc Đại học Washington (Mỹ) đã nguyên cứu về hoạt chất isoflavon trong mầm đậu nành cho thấy hợp chất này có tác dụng như hoocmon estrogen trong cơ thể nên giúp hỗ trợ các tình trạng sức khỏe và sắc đẹp cho chị em tốt nhất. Isoflavon trong mầm đậu nành sẽ giúp bảo vệ phụ nữ trước nhiều rắc rối như: triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, rối loạn tiền mãn kinh, loãng xương, tim mạch và ngăn ngừa nguy cơ ung thư.

Isoflavon hỗ trợ cải thiện vấn đề suy giảm nội tiết tố
Estrogen là một chất có vai trò quan trọng đối với sinh lý phụ nữ. Nếu estrogen bị suy giảm sẽ dẫn đến tình trạng liên quan đến sinh lý nữ như: âm đạo bị khô, kinh nguyệt không đều, dễ viêm nhiễm và suy giảm ham muốn.
Vậy Isoflavon có tác dụng gì? Isoflavon là hoạt chất có công thức gần giống estrogen trong cơ thể phụ nữ. Chính vì vậy khi bị suy giảm estrogen, các chị em nên bổ sung isoflavon trong mầm đậu nành để giảm các tình trạng khô hạn, rối loạn kinh nguyệt, suy giảm nội tiết tố nữ,…..

Cải thiện sắc đẹp cho phụ nữ nhờ Isoflavon
Uống mầm đậu nành có làm đẹp da không? Isoflavon giúp loại bỏ các tế bào gốc và các vết nám. Isoflavon sẽ cân bằng hàm lượng estrogen giảm sút trong cơ thể, làm cho da trở nên săn chắc, đặc biệt ngăn chặn quá trình lão hóa da hiệu quả.

Isoflavon có tác dụng đối với giảm tích mỡ bụng?
Isoflavon có tác dụng gì? Theo nghiên cứu của trường Đại học Alabamacho (Mỹ) đã khẳng định Isoflavon giúp giảm tích mỡ bụng đáng kể thường được tích trữ ở vùng bụng nếu sử dụng thường xuyên.

Cải thiện sức khỏe xương khớp nhờ Isoflavon
Tác dụng của Isoflavon đối với cải thiện sức khỏe xương khớp. 100mg estrogen thảo dược từ Isoflavon ngăn ngừa loãng xương, làm tăng mật độ xương và giảm chỉ số khối cơ thể – Theo công bố của tạp chí Lâm sàng và thực nghiệm Dược lý và sinh lý, Nhật Bản năm 2004.

Isoflavon giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Isoflavon mầm đậu nành ngăn ngừa tim mạch. Theo công bố của Cộng đồng và Y học gia đình, Hồng Kong năm 2005 thì estrogen thảo dược từ Isoflavon đầu nành giảm đáng kể mỡ máu xấu cholesterol toàn phần, LDL, cholesterol và triglycerides.
Liệu pháp estrogen thay thế gắp liền với tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch, do đó việc sử dụng Isoflavon đậu nành được mang nhiều kỳ vọng. Một nghiên cứu trên các phụ nữ tiền mãn kinh và mãn kinh cho thấy uống 80mg Isoflavon mỗi ngày có tác dụng cải thiện hệ thông động mạch tương tự như sử dụng estrogen.

Isoflavon có trong thực phẩm nào?
Isoflavon là hoạt chất có nhiều trong các thực phẩm từ thiên nhiên như: đậu xanh, cỏ linh lăng, đậu đũa, rễ kudzu và hoa cỏ chẽ ba đỏ, mầm cỏ chẽ ba đỏ, tinh chất mầm đậu nành,….
+ Đậu nành: Theo một nghiên cứu khoa học của Linus Pauling công bố trong 10g protein đậu nành có chứa 102mg Isoflavon. Bạn chỉ cần sử dụng 25g protein đậu nành mỗi ngày trong khẩu phần ăn của mình có thể ngăn ngừa các bệnh tim mạch.
+ Miso: Trong mỗi cốc Miso có chứa 118mg Isoflavon, lượng này chỉ đứng sau đậu nành
+ Đậu Edamame: Trong 1/2 cốc hạt đậu non có chứa 47mg Isoflavon.
+ Cỏ linh lăng: Cỏ linh lăng có hàm lượng protein cao ( tới 55%), trong đó có lượng lớn hợp chất Isoflavon.
+ Cỏ ba chẽ: Theo một số đánh giá hệ thống và phân tích kết luận răng chiết xuất cỏ ba chẽ làm giảm tần xuất của các cơn nóng bừng trong thời kỳ mãn kinh.
Tuy nhiên theo các nhà nghiên cứu khoa học thì mầm đậu nành là nguồn thực phẩm giàu Isoflavon. Bên cạnh việc là nguồn protein giàu chất xơ và chất béo không bão hòa da, đậu nành chứa lượng lớn genistein và daidzein là những Isoflavon hoạt động như những chất đồng vận và đối vận estrogen.
Chính vì vậy, việc bổ sung Isoflavon từ mầm đậu nành sẽ giúp bổ sung và cải thiện tốt các tình trạng vấn đề về sức khỏe.
Tin liên quan